Đặc điểm hoạt động hệ thống Ngân hàng trên địa bàn Tỉnh

Một phần của tài liệu 224 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 32 - 34)

–Vũng tàu giai đoạn 2001-2005

Hệ thống NHTM trên địa bàn đa dạng và có đặc điểm chung là tất cả đều là cấp chi nhánh. Các loại hình NHTM phân theo hình thức sở hữu và cấp chi nhánh như sau:

* Loại hình Ngân hàng Thương mại nhà nước

- Chi nhánh NH Công Thương (Incombank) : Có 1 chi nhánh cấp I, 1 chi nhánh cấp II, 3 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Ngoại Thương (Vietcombank) : Có 1 chi nhánh cấp I và 3 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) : Có 1 chi nhánh cấp I, 7 chi nhánh cấp II, 4 chi nhánh cấp III, 6 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Đầu tư và Phát triển (BIDV) : Có 1 chi nhánh cấp I, 2 chi nhánh cấp II, 4 phòng giao dịch.

- Chi nhánh NH Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long : có 1 Chi nhánh Ngân hàng cấp I, 1 chi nhánh cấp II.

* Loại hình Ngân hàng Thương Mại Cổ phần

Loại hình Ngân hàng Thương mại cổ phần, trên địa bàn có các chi nhánh Cấp I như sau :

- Chi nhánh NHTM Cổ phần Hàng Hải

- Chi nhánh NHTM Cổ phần Kỹ Thương bắt đầu hoạt động từ quí II/2005 - Chi nhánh NHTM Cổ phần Á Châu bắt đầu hoạt động từ quí II/2005

Ngoài các Chi nhánh NHTM (sau đây sẽ gọi tắt là NHTM) nêu trên còn có các loại hình TCTD khác bao gồm 01 chi nhánh của Công ty tài chính dầu khí và hai Quỹ tín dụng nhân dân. Trước năm 2005 có chi nhánh NH nước ngoài (Overseas Chinese Banking Corporation–OCBC) hoạt động trên địa bàn nhưng đã chấm dứt hoạt động vào tháng 12/2004.

Các NHTM trên địa bàn đang hoạt động với mô hình tổ chức theo quyết định số 90 /2001/QĐ ngày 07/2/2001 của Thống đốc NHNH về việc “..mở, chấm dứt hoạt động của chi nhánh… của NHTM ”, qui định chi nhánh cấp III trực thuộc chi nhánh cấp II, chi nhánh cấp II trực thuộc chi nhánh cấp I, chi nhánh cấp I trực thuộc trụ sở chính của NHTM. Phòng giao dịch có thể trực thuộc chi nhánh cấp I hoặc cấp II. Quyền phán quyết tín dụng và các quyền hạn khác của các chi nhánh giảm dần từ cấp I đến cấp III. Mỗi cấp chi nhánh là đại diện theo ủy quyền của NHTM và là chủ thể ký kết hợp đồng tín dụng với người vay. Mô hình này sau nhiều năm hoạt động đã bộc lộ các nhược điểm cơ bản là phân tán sự quản lý tín dụng khó giám sát tín dụng một cách tập trung, đồng thời với những món vay lớn hồ sơ thẩm định phải qua nhiều cấp, mất nhiều thời gian thẩm định nhưng hiệu quả không cao.

Ngày 16/6/2005 Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định số 888/2005/QĐ-NHNN qui định về việc “..mở, thành lập, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh.. của NHTM ”. QĐ 888 qui định NHTM căn cứ vốn điều lệ

và một số điều kiện về quản trị điều hành để mở các chi nhánh. Các chi nhánh nếu đủ điều kiện tồn tại, trực thuộc thẳng trung tâm điều hành của NHTM, nếu không đủ điều kiện thì trở thành phòng giao dịch. Mức cho vay của phòng giao dịch được qui định tối đa không quá 500 triệu đồng đối với một khách hàng. QĐ 888 một mặt tăng tính chủ động cho cấp chi nhánh (do trực thuộc thẳng trung tâm điều hành NHTM) một mặt hạn chế mức cấp tín dụng cụ thể của phòng giao dịch tránh tình trạng cho vay tràn lan của các cấp chi nhánh trước đây, đồng thời giải quyết được các nhược điểm của mô hình cũ. Trong thời gian 1 năm kể từ ngày ban hành các NHTM phải có trách nhiệm sắp xếp các chi nhánh cho phù hợp. Việc thực hiện mô hình tổ chức mới của các NHTM trên địa bàn như NHCT, NHNT, NHĐT, NH Nhà không quá phức tạp, riêng Ngân hàng Nông nghiệp do có quá nhiều chi nhánh, nhiều cấp chi nhánh nên có thể gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Một phần của tài liệu 224 Các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)