KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh pot (Trang 25 - 27)

Ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sự kết hợp

hoạt động ngân hàng với Internet – Là kết quả tất yếu của quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứng dụng trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng. Hầu hết các ngân hàng trên thế giới đã và đang phát triển mạnh các hoạt động

dịch vụ của ngân hàng điện tử.

Đối với Việt Nam, đây là lĩnh vực hoạt động còn mới mẻ, hầu hết các tổ chức

tín dụng và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước và một số Bộ, ngành chỉ

mới đáp ứng những vấn đề cơ bản để ứng dụng hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện

tử, ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêng biệt và một số dịch vụ nhất định như: xây dựng và phát triển trang Web cho ngân hàng mình; các dịch vụ Home banking, Phone Banking, Mobile banking... Để hiểu rõ hơn các dịch

vụ ngân hàng điện tử, chương 2 sẽ giới thiệu cụ thể về sự phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.

25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VN

2.1. CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ HIỆN CÁC NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM CUNG ỨNG

Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, ngân hàng điện tử tại Việt Nam

cũng đã có được các bước tiến quan trọng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều có các Website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như các chương trình gửi tiết kiệm

hấp dẫn, lãi suất, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá…

Từ tháng 3 năm 2001, Ngân hàng Á Châu (ACB) đã khai trương dịch vụ ngân

hàng tại nhà (Home Banking) thông qua mạng Intranet. Để làm nghiệp vụ này ACB đã hợp tác với công ty phát triển phần mềm và truyền thông VASC ký kết: “Ứng dụng

chứng chỉ số trong giao dịch ngân hàng điện tử”. Khách hàng được quản lý và sử dụng

chữ ký điện tử trong giao dịch với Ngân hàng. Với dịch vụ Home Banking, khách hàng có tài khoản tại ACB có thể dùng tiền trên tài khoản của mình để thực hiện tất cả các

giao dịch thanh toán qua ngân hàng như: Chuyển khoản cho phép khách hàng chuyển

tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình đến các tài khoản khác trong cùng hệ

thống ngân hàng Á Châu; Thanh toán hoá đơn cho phép thanh toán các hoá đơn điện, điện thoại, nước, Internet… có đăng ký trước với ngân hàng; Chuyển tiền cho phép

chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán mở tại ACB đến người nhận bằng chứng

minh nhân dân, passport… trong hoặc ngoài hệ thống; Tra cứu thông tin, liệt kê giao dịch. Mỗi doanh nghiệp sẽ được sử dụng hai user, một để soạn thảo lệnh, một để xác

nhận lệnh có mã số truy cập, mật khẩu khác nhau. VASC bảo mật và đảm bảo an toàn các chữ ký điện tử trong thanh toán cho khách hàng. Từ cuối năm 2002, VASC cũng đã phối hợp với ACB phát triển và đưa vào thử nghiệm dịch vụ Mobile-Banking (viết tắt

M-Banking). Bắt đầu từ ngày 01/08/2003 dịch vụ này chính thức được đưa vào hoạt động qua số 997. Theo đó, tất cả các khách hàng có điện thoại di động, mở tài khoản

26

tại ACB, được cấp mã số truy cập và mật khẩu là có thể thực hiện thanh toán tiền mua

hàng hoá và dịch vụ ở bất kỳ nơi nào có phủ sóng điện thoại di động với nội dung tin

nhắn ngắn gọn: mã đại lý nơi thanh toán tiền, số tiền sẽ trả, mật mã của khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại một số ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh pot (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)