Các biện pháp hành chính và biện pháp phạt

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 115)

Thực hiện cải cách hành chính trong khâu nhận thủ tục và cấp giấy phép đầu tư. Khi nhận các dự án đầu từ và cấp phép phải xem xét thật kỷ hiệu quả kinh tế mà dự án đó mang lại trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng ta đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế nhưng cũng phải lựa chọn công nghệ và dự án kèm theo tiêu chí môi trường và phát triển bền vững. Không nên lựa chọn các dự án tuy có mức đầu tư lớn nhưng lại là công nghệ cũ và tác hại đến môi trường, dự án phải hài hòa với mục tiêu quy hoạch phát triển của từng vùng và của cả nước.

Thủ tục đăng ký kinh doanh và cấp phép sau khi đã được chấp thuận thì cần phải rút ngắn thời gian thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, tránh trường hợp chồng chéo thủ tục giữa các bên làm kéo dài thời gian đang ký và gây phiền hà tốn kém cho các nhà đầu tư.

Hiện nay, Thông tư 117 hướng dẫn việc xác định giá cho các giao dịch đã ra đời nhưng văn bản hướng dẫn cụ thể các mức phạt hay các hình thức xử phạt cụ thể vẫn chưa cụ thể rõ ràng. Thiết nghĩ, chính phủ cần ban hành qui chế xử phạt cụ thể cho các trường hợp phát hiện hành vi chuyển giá, phổ biến rộng rãi cho mọi thành phần kinh tế và nhà đầu tư đều biết và chấp hành. Việc cụ thể hóa hình thức phạt và mức phạt sẽ tạo nên sư công bằng và hiệu quả trong công tác kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm đồng thời giảm các tiêu cực có thể xảy ra trong công tác kiểm tra.

Dựa vào kinh nghiệm của các quốc gia khác thì Việt Nam có thể xây dựng cho mình một tỷ lệ phạt cho các trường hợp thực hiện hành vi chuyển giá. Tương tự như mức phạt tại Mỹ thì Việt Nam có thể áp dụng như sau:

- Khi cơ quan thuế xem xét các nghiệp vụ chuyển giao tại MNC trên cơ sở áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn Thông tư 117, nếu phát `

hiện có sai biệt giữa giá doanh nghiệp kê khai với giá thị trường, đồng thời doanh nghiệp không chứng minh được lý do hợp lý của sự sai biệt này thì cơ quan thuế có thể áp dụng mức phạt từ 20% đến 40% tùy theo mức độ sai lệch lớn hay nhỏ.

- Trường hợp cơ quan thuế xem xét sự khác biệt này dựa vào lợi nhuận sau khi áp dụng các phương pháp căn bản so sánh lợi nhuận của doanh nghiệp với lợi nhuận bình quân ngành thì có thể đưa ra một tỷ lệ phạt sao cho phù hợp, đồng thời phải đảm bảo tính răn đe cho các doanh nghiệp khác

Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có đầy đủ chứng từ hợp pháp để chứng minh sự khác biệt về giá cả là hợp lý thì doanh nghiệp sẽ không bị xử lý phạt

`

Kết luận chương 3

Chuyển giá là một vấn đề hết sức phức tạp và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, vì vậy các cơ quan quản lý của Việt Nam cần phải không ngừng học hỏi và thường xuyên cập nhật tình hình trong khu vực và thế giới để đưa ra phương pháp quản lý cho phù hợp. Việt Nam là nước đang phát triển kinh tế nên kinh nghiệm quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế, hành lang pháp lý điều chỉnh kinh tế vẫn còn nhiều kẽ hở, do đó học hỏi kinh nghiệm quản lý kinh tế và tiếp nhận những kinh nghiệm quản lý hiện đại từ các quốc gia bạn là yêu cầu bức thiết. Ngoài ra Việt Nam cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm từng bước nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý kinh tế nói chung và chống chuyển giá nói riêng. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đầu tư cho yếu tố con người trong công tác quản lý vì đây là yếu tố then chốt và quyết định cho sự thành công hay thất bại của việc quản lý. Cán bộ quản lý kinh tế cần được chọn lọc với các tiêu chuẩn cao về trình độ kinh tế và ngoại ngữ, thường xuyên cử người đi học tập và trao đổi kinh nghiệm quản lý kinh tế với các quốc gia có trình độ quản lý tiên tiến. Ngoài ra còn rất nhiều việc mà chính phủ Việt Nam cần phải làm là yêu cầu có sự phối hợp giữa các bộ và các ban ngành mà cụ thể là Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch Đầu Tư, Bộ Thương mại và Hải Quan phải thực hiện các biện pháp phòng chống chuyển giá nghiêm túc và có sự phối hợp hiệu quả.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, tổ chức thành công hội nghị APEC và ký hiệp định bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ đã đánh dấu một bước ngoặc lớn cho sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. Cùng với việc mở

của quan hệ kinh tế làm ăn với các quốc gia thì Việt Nam đã đón nhận một luồng vốn FDI lớn đầu tư vào nền kinh tế. Trong thời gian từ khi mở cửa đến nay, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam có những thăng trầm khác nhau nhưng vẫn luôn có vai trò rất lớn đối với việc thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát triển. Thông qua kênh FDI, Việt Nam đã đón nhận

được các công nghệ mới, học hỏi được trình độ quản lý kinh tế tiên tiến và xã hội được sử

dụng hàng hóa ngày càng chất lượng hơn.

Không ai có thể phủ nhận được vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam, tuy nhiên một vấn đề cần thiết các nhà quản lý kinh tế phải nghiêm túc nhìn nhận và tìm ra biện pháp để kiểm soát là vấn đề chuyển giá. Chuyển giá là hoạt

động tài chính tinh vi và phức tạp mà các tập đoàn kinh tế thường hay áp dụng nhằm trốn tránh nghĩa vụ về thuế. Chuyển giá có tác hại tiêu cực đến sự pháp triển của nền kinh tế

làm cho chuyển dịch cơ cấu đầu tư, thất thoát về thuế, tạo ra sự không công bằng trong cạnh tranh, mất kiểm soát và tự chủ về kinh tế và nghiêm trọng hơn nữa là làm sai lệch trong định hướng phát triển kinh tế của quốc gia đó. Chuyển giá là vấn đề hết sức phức tạp nhưng lại được chủ thể thực hiện là các công ty đa quốc gia có trình độ quản lý kinh tế

tiên tiến thực hiện vì vậy mà hoạt động này rất khó tiếp cận và ngăn chặn. Chuyển giá là một hệ quả khó tránh khỏi của việc tiếp nhận đầu tư, các quốc gia sẽ lần lượt trải qua và từng bước tìm cách để khắc phục.

Để việc kiểm soát chuyển giá mang lại hiệu quảđòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, các ban ngành mà cụ thể nhất là cơ quan thuế và hải quan. Việt Nam là quốc gia đi sau vì vậy chúng ta cần phải chắt lọc kinh nghiệm của các quốc gia đi trước và đồng thời phải thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình chuyển giá xảy ra ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Việc thực hiện xây dựng các chính sách kinh tế phải dựa trên

sửa chữa những sai lầm không đáng xảy ra.

Trong nội dung đề tài này, tác giả tập hợp các sự kiện chuyển giá xảy ra trong thực tế, muốn phản ánh một bức tranh tương đối về hoạt động chuyển giá đã và đang diễn ra trong suốt quá trình thu hút đầu tư của nước ta. Bên cạnh đó cũng nhìn nhận một số giải pháp kiểm soát chuyển giá mà chính phủ Việt Nam đã áp dụng trong thời gian qua cũng như đưa ra một số kiến nghịđề suất nhằm tăng cường khả năng kiểm soát chuyển giá.

Vấn đề chuyển giá trong thực tế không ngừng vận động và diễn biến ngày càng phức tạp hơn, vì vậy đề tài này chỉ là những ghi nhận và phản ánh thực tế. Để việc kiểm soát chuyển giá hiệu quả thì chính phủ Việt Nam còn rất nhiều việc cần phải chuẩn bị về cả

Tiếng Việt

1. “Tài chính doanh nghiệp hiện đại”, chủ biên PGS, TS Trần Ngọc Thơ, Trường Đại Học Kinh Tến Tp.HCM, NXB Thống Kê, 2003

2. Nguyễn Thị Liên Hoa (2003), “Vấn đề chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”, đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM

3. Hội thảo chống chuyển giá và cập nhật tình hình thuế tại Nhật Bản và Việt Nam, tháng 08 năm 2006, công ty Vaco Delitte

4. Ngô Trần Kim Ngân (2005),“Một số giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế Tp.HCM

5. Nguyễn Chí Thành( 2004), “Các biện pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại Học Kinh Tế

Tp.HCM

6. Thông tư 117/2005/TT-BTC, “Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết” của Bộ Tài Chính ban hành ngày 19 thang12 năm 2005.

7. Các trang Web :

- Trang Web Bộ Tài Chính tại địa chỉ www.mof.gov.vn

- Trang Web Bộ kế Hoạch và Đầu Tư tại địa chỉ www.mpi.gov.vn - Trang Web Cục Thuế Tp.HCM tại địa chỉ www.hcmtax.gov.vn - Trang web tin nhanh Việt Nam tại địa chỉ www.vnexpress.net - Trang web báo Pháp Luật Tp.HCM tại địa chỉ www.phapluattp.vn

Tiếng Anh

1. A Meeting of minds-resolving transfer pricing controveries, Công ty Kiểm toán KPMG

2. Globle transfer pricing survey 2007-2008, công ty kiểm toán ERNS & Young 3. Trang Web www.transferpricing.com

4. Trang Web www.vietpartners.com

Thuế chống chuyển giá tại Malaysia

- Từ năm 2003 trở về trước : chỉ có những quy định chung

- Tháng 7 năm 2003 : ban hành hướng dẫn cụ thể về chuyển giá

- Đưa ra phương pháp tính toán cụ thể phù hợp với hướng dẫn của OECD, Mô tả về tài liệu chứng minh

- Các điều kiện của việc thanh tra và điều chỉnh giá chuyển giao; trong thời gian gần đây IRB (cơ quan quản lý thuế của Malaysia) gia tăng việc thanh tra về chuyển giá đối với ngành công nghiệp và thương mại.

- Các tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp thuộc diện phải thanh tra là lỗ hoặc có lợi nhuận thấp trong thời gia dài, các doanh nghiệp kết thúc thời gian được ưu đãi thuế.

Thuế chống chuyển giá tại Thái Lan

- Văn bản pháp quy : ban hành chỉ dẫn Paw 113/2545 ( tháng 5 năm 2002) - Qui định về thỏa thuận xác định giá

trước (APA)

- LTO ( cơ quan quản lý thuế của các doanh nghiệp lớn), đã ban hành một bản câu hỏi với 10 mục danh cho các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp lớn

- Các lựa chọn về việc đệ trình hồ sơ : • Trả lời bảng câu hỏi : đệ trình

tài liệu chứng minh

• Chuẩn bị các tài liệu chứng minh ( mặc dù việc này không bắt buộc nhưng doanh nghiệp nên thực hiện

Thuế chống chuyển giá tại Đài Loan

- Trước đây không có quy định nào cụ thể về thuế chống chuyển giá ngoài điều luật 43-1 trong luật thuế thu nhập

- Tháng 12 năm 2004 luật thanh tra giá chuyển giao dựa trên hướng dẫn của OECD (bao gồm 37 điều, trong đó các điều khoản về thỏa thuận xác định giá trước APA) áp dụng đối với các công ty Thương mại đã được ban hành.

- Việc chuẩn bị các tài liệu chứng minh được qui định là yêu cầu bắt buộc kể từ năm tài chính 2005 trở đi

- Trường hợp cơ quan thuế yêu cầu chứng minh, doanh nghiệp phải cung cấp tài liệu chứng minh trong vòng một tháng.

Thuế chống chuyển giá tại Singapore

- Hướng dẫn cụ thể về chuyển giá được ban hành vào ngày 23 tháng 2 năm 2006:

• Hướng dẫn thi hành các vấn đề chuyển giá

• Việc chuyển giá của các đối tượng nộp thuế tại Singapore và giảm các rủi ro đánh thuế hai lần. - Phương pháp xác định giá chuyển

giao phù hợp với hương dẫn của OECD

- Việc chuẩn bị tài liệu chứng minh là bắt buộc và doanh nghiệp phải cung cấp các tài liệu đó nếu cơ quan thuế yêu cầu

- Hiện tại Singapore đã ký kết một số hiệp định về xác định giá chuyển giao vối các nước và một số thỏa thuận về việc xác định giá trước với các doanh nghiệp (trước đây cũng đã có một số thỏa thuận xác định giá trước được ký kết).

- Hiện tại chỉ có những điều khoản quy định sơ sài về vấn đề chuyển giá trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật thuế giá trị gia tăng. Các điều khoản này quy định rằng “ cơ quan thuế có quyền xác định lại giá chuyển giáo giữa các bên có quan hệ liên kết” và rằng “ Thỏa thuận xác định giá trước –APA có thể được chấp nhận” - Việc hanh tra về chuyển giá sẽ được thực

hiện đồng thời với việc thanh tra về thuế thu nhập doanh nghiệp.

- So sánh đơn giản giữa giá xuất khẩu cho công ty mẹ và các công ty liên kết và giá bán trong nước

- Trên thực tế chưa có thỏa thuận xác định giá trước nào được xác lập.

- Các qui định về chống chuyển giá được ban hành năm 2001

- Việc chuẩn bị tài liệu chứng minh là bắt buộc

- Phương pháp tính toán phù hợp với các quy định của OECD.

- Trường hợp doanh nghiệp không tuân thủ các qui định có thể bị phạt rất nặng.

- Hàng năm doanh nghiệp phải nộp một báo cáo về giao dịch với các bên liên kết có chữ ký xác nhận của kế toán cùng với tờ quyết toán thuế. - Việc thanh tra đối với hoạt động

chuyển giá được chính thức thực hiện từ năm 2003 -> cơ quan thuế thành lập bộ phận chuyên trách về thanh tra các hoạt động chuyển giá.

Ngun ly t tài liu hi tho v chng chuyn giá và cp nht tình hình thuế

Thu hú t Vố n FDI từ 1988- 2008 0 371.80 582.50 839.00 1,322.30 2,165.00 3,765.60 6,530.80 8,497.30 4,649.10 3,897.00 1,568.00 2,012.40 2,503.00 1,557.70 1,512.80 2,084.00 5,300.00 10,200.00 20,300.00 64,000.00 2,900.00 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 Năm 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm Tr i ê ̣u U SD

Hạng Tên Công Ty (Triệu đô la) (Triệu đô la)

1 Wal-Mart Stores 378,799 12,731

2 Exxon Mobil 372,824 40,610

3 Royal Dutch Shell 355,782 31,331

4 BP 291,438 20,845 5 Toyota Motor 230,201 15,042 6 Chevron 210,783 18,688 7 ING Group 201,516 12,649 8 Total 187,280 18,042 9 General Motors 182,347 -38,732 10 ConocoPhillips 178,558 11,891 11 Daimler 177,167 5,446 12 General Electric 176,656 22,208 13 Ford Motor 172,468 -2,723 14 Fortis 164,877 5,467 15 AXA 162,762 7,755 16 Sinopec 159,260 4,166 17 Citigroup 159,229 3,617 18 Volkswagen 149,054 5,639 19 Dexia Group 147,648 3,467 20 HSBC Holdings 146,500 19,133 21 BNP Paribas 140,726 10,706 22 Allianz 140,618 10,904 23 Crédit Agricole 138,155 8,172 24 State Grid 132,885 4,423

25 China National Petroleum 129,798 14,925

26 Deutsche Bank 122,644 8,861

27 ENI 120,565 13,703

28 Bank of America Corp. 119,190 14,982

29 AT&T 118,928 11,951

30 Berkshire Hathaway 118,245 13,213

31 UBS 117,206 -3,654

32 J.P. Morgan Chase & Co. 116,353 15,365

33 Carrefour 115,585 3,147

34 Assicurazioni Generali 113,813 3,991

35 American International Group 110,064 6,200

36 Royal Bank of Scotland 108,392 15,103

37 Siemens 106,444 5,063 38 Samsung Electronics 106,006 7,986 39 ArcelorMittal 105,216 10,368 40 Honda Motor 105,102 5,254 41 Hewlett-Packard 104,286 7,264 42 Pemex 103,960 -1,675 43 Société Générale 103,443 1,296 44 McKesson 101,703 990 45 HBOS 100,267 8,093

46 International Business Machines 98,786 10,418

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)