Kinh nghiệm chống chuyển giá tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển mạnh trong thời gian gần đây, là một quốc gia thu hút nhiều nhất các nguồn vốn FDI trên thế giới. Đây là một thị trường đầy tiềm năng về nguồn lực cũng như thị trường tiêu thụ rộng lớn vì vậy mà các MNC đều muốn tham gia vào thị trường này. Thực tế trong năm 2005, Trung Quốc đã thu hút được 52 tỷ USD từ nguồn vốm FDI và có hơn 150.000 công ty FDI đang hoạt động tại quốc gia này. Các công ty FDI sử dụng hơn 20 triệu lao động, chiếm khoản một nửa kim ngạch xuất nhập khẩu nhưng hầu hết kết quả này là giao dịch nội bộ trong tập đoàn.

Theo kết quả điều tra của cơ quan thuế Trung Quốc thì thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh thì các MNC đang thực hiện thủ thuật chuyển giá nhằm tránh nộp thuế thu nhập. Các công ty này vẫn đang tiếp tục khai lỗ trong khi lại tăng cường mở rộng sản xuất tại Trung quốc. Chính phủ Trung Quốc đang tiến hành những cuộc kiểm tra hoạt động của các công ty FDI này đặc biệt là đối với hành vi chuyển giá. Tuy nhiên Trung Quốc là một quốc gia cũng mới phát triển, chưa có kinh nghiệm trong công tác chống chuyển giá và luật pháp cũng chưa bắt kịp với tình hình kinh tế hiện tại và công tác kiểm tra chưa được chuẩn bị tốt. Vì vậy mà các cuộc kiểm tra này mang tính chất thu thập kinh nghiệm và tỏ ra ngần ngại phải đưa ra kết luận các MNC có thực hiện hành vi chuyển giá. Một nguyên

nhân khác là trong thời gian này Trung Quốc đang thu hút FDI và xem đây là một nguồn lực lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Trong thời gian điều tra thì cơ quan thuế của Trung quốc (China SAT) đã thanh tra và điều chỉnh gần 1600 trường hợp chuyển giá trong năm 2004 (nguồn hội thảo về chống chuyển giá và cập nhật tình hình thuế tại Nhật Bản và Việt Nam của Công ty kiểm toán Vaco Deloitte). Các doanh nghiệp thường được chọn là đối tượng điều tra là các doanh nghiệp khai lỗ trong 2 năm hoặc nhiều hơn 2 năm, các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Cơ quan thuế Trung Quốc (China SAT) đã ban hành “Qui định về quản lý thuế đối với các giao dịch giữa các bên liên kết, luật quản lý thuế số 59 vào tháng 4 năm 1998”.

Các qui định chống chuyển giá của Trung Quốc cũng xây dựng dựa trên cở sở hướng dẫn của OECD, tuy nhiên luật chống chuyển giá của Trung Quốc có một số điểm khác cơ bản so với luật chống chuyển giá của Mỹ như sau:

- Nghĩa vụ nộp thuế ở Trung Quốc không được hợp nhất, nếu một tập đoàn kinh tế có các chi nhánh tại các tỉnh thành khác nhau của Trung Quốc sẽ chịu thanh tra về thuế chống chuyển giá nhiều lần.

- Một điểm khác nữa là, khi cơ quan thuế của tỉnh này chấp nhận một vấn đề nào đó về thuế thì chưa chắc cơ quan thuế ở địa phương khác chấp nhận. Điều này khác hoàn toàn nếu các tập đoàn kinh tế có nhiều chi nhánh tại Mỹ, các vấn đề về thuế được cơ quan thuế tiểu bang chấp nhận thì xem như là được chấp nhận tại các tiểu bang khác.

- Nếu bị xác định là có hành vi chuyển giá tại công ty, thì các điều chỉnh về định giá chuyển giao do cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra sẽ được áp đặt cho tất cả các loại thuế có liên quan như: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu… Trong khi tại Mỹ chỉ áp đặt tính lại thuế thu nhập doanh nghiệp mà thôi.

- Tại Mỹ, các chỉ số về mức nâng giá hợp lý do cơ quan thuế lập nên dựa trên các nguồn thông tin đại chúng và mọi người đều biết. Nhưng tại Trung Quốc thì cơ quan thuế Trung Quốc xây dựng các nguồn dữ liệu từ việc so sánh bí mật.

- Luật thuế chống chuyển giá của Trung Quốc cần phải phối hợp hài hòa giữa hai mục tiêu là quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các MNC đang hoạt động tại Trung Quốc, nhưng đồng thời phải đảm bảo mục tiêu thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Nghiên cứu pháp luật thuế của Trung Quốc tìm ra những mối tương đồng giữa nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam, từ đó có thể rút ra những bài học bổ ích trong quá trình xây dựng các chính sách quản lý thuế chống chuyển giá cho các MNC Việt Nam. Chúng ta có thể thấy hai mối tương quan giữa nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam như sau:

- Đều là nền kinh tế thị trường sơ khai, vừa chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang. Đặc điểm về chính trị cũng giống nhau là có một đảng duy nhất và cả hai quốc gia đều đặt nền kinh tế dưới sự quản lý của Đảng theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa. - Đều là nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển và có sức thu hút mạnh nguồn

vốn FDI.

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)