Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

Ngoài việc nâng giá trị tài sản vốn góp khi tiến hành liên doanh thì các MNC còn thực hiện việc chuyển giá thông qua việc chuyển giao công nghệ và thu phí tiền bản quyền, đây là một loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam.

Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam là một liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư Nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 09 tháng 12 năm 1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh này được chuyển nhượng sang giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng ngày càng tăng.

Trong hơn 2.000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép thì chỉ có 94 trường hợp chuyển giao công nghệ với tổng giá trị hơn 200 triệu USD được trình lên Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Trong đó có 80 hợp đồng đã được phê duyệt, còn lại đang được xem xét và yêu cầu bổ sung. Trong các dự án đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, một số công nghệ đã rất lỗi thời và bán tự động do không thông qua việc đăng ký với Bộ Khoa Học và Môi Trường vẫn được xem là chuyển giao công nghệ trong các liên doanh. Điều này đã dẫn đến tình trạng là chúng ta vẫn đang sử dụng công nghệ cũ, lỗi thời trên thế giới. Hậu quả là một mặt gây ảnh hưởng môi trường, đồng thời chúng ta phải trả phí bản quyền chuyển giao công nghệ. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trang này là do chúng ta không chuẩn bị tốt trong khâu soạn thảo hợp đồng và đàm phán chi phí bản quyền khi tham gia liên doanh vì vậy mà chi phí cao hơn mức chi phí chuyển giao công nghệ cho phép là 5%. Phía Việt Nam thường ký vào hợp đồng đã được bên đối tác soạn sẵn. Trong số hơn 80% hợp đồng đã được Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường phê duyệt thì bên Việt Nam sau khi thực hiện đàm phán lại chi phí bản quyền đã giảm đi so với giá trị hợp đồng trước khi đàm phán từ 20 % đến 50%. Trong năm 1998. chỉ riêng 6 trong số các hợp đồng đã được phê duyệt đã thu lai được 35 triệu USD.

Một số ví dụ điển hình như sau:

Ban đầu liên doanh Mecedes- Benz (Đức) trước khi đàm phán đòi chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi phía Việt Nam đàm phán lại giảm xuống chỉ còn 9,6 triệu USD; giảm đi 77% so với chi phí ban đầu phía Đức đưa ra.

Một trường hợp khác cung trong ngành sản xuất xe ô tô đó là công ty Mitsubishi Motor Corporation (Nhật Bản) trong liên doanh sản xuất ôtô Ngôi Sao đòi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 61 triệu USD. Sau khi đàm phán lại thì giảm xuống chỉ còn 4,4 triệu USD; tức giảm đi gần 15 lần.

Công ty mía đường Đài Loan đòi phí bản quyền là 54 triệu USD nhưng sau khi đàm phán thì phí bản quyền chỉ còn là 6 triệu USD, giảm 9 lần.

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)