Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 40)

Thông qua kinh nghiệm chống chuyển giá của Mỹ, Trung Quốc và một số quốc gia khác trong khu vực, chúng ta có thể rút ra một vài kinh nghiệm chống chuyển giá có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

- Xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật về kinh tế, chuẩn bị sẵn sàng cho việc tiếp nhận đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Phải đảm bảo pháp luật kinh tế bắt kịp sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển nhưng đồng thời phải ngăn chặn hiệu quả các hành vi gây tiêu cực cho nền kinh tế.

- Xây dựng luật thế phù hợp với tình hình kinh tế trong nước và xu thế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam bên cạnh việc tăng cường tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư thì phải chọn lọc các dự án đầu tư nhằm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Luật thuế phải đảm bảo các mục tiêu là đảm bảo tính công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ thuế đối với các thành phần kinh tế, đảm bảo nguồn thu thuế và đồng thời phải đảm bảo kích thích thu hút vốn đầu tư nước ngoài. - Phải nghiên cứu và tìm hiểu lịch sử phát triển kinh tế của các quốc gia phát triển đi

trước cũng như các quốc gia trong khu vực có những nét tương đồng về kinh tế. Chúng ta phải tiếp thu những kinh nghiệm quý báu và những thành công kinh tế mà các quốc gia này đạt được để áp dụng vào kinh tế Việt Nam giúp cho kinh tế Việt Nam phát triển nhanh và đón đầu kinh tế thế giới. Nhưng đồng thời phải tránh những sai lầm mà các quốc gia đã vấp phải để rút ngắn thời gian phát triiển kinh tế. - Việt Nam cần phải chuẩn bị nguồn nhân lực với chất lượng cao nhằm phục vụ cho

việc quản lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nguồn nhân sự này phải được thường xuyên cập nhật kiến thức về kinh tế, kinh nghiệm quản lý kinh tế, kinh nghiệm về hoạt động chuyển giá của các MNC tại các quốc gia trên thế giới.

Các cơ quan quản lý kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là cơ quan Thuế và Hải Quan cần phải giao lưu học kinh nghiệm với các nước. Cần phải phối hợp với cơ quan quản lý các nước cùng nhau hành động chống lại các hành động chuyển giá mà các MNC gây ra làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế của các quốc gia.

Kết luận Chương 1:

Định giá chuyển giao nội bộ và chuyển giá là hai mặt của một vấn đề. Định giá chuyển giao là một công cụ quản lý hữu hiệu của các MNC nhằm chia sẻ và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Khi nói đến định giá chuyển giao là chúng ta muốn nói đến khía cạnh khách quan của việc quản lý và sử dụng nguồn lực nhằm giúp các MNC thực hiện mục tiêu quản lý trên phạm vi toàn cầu. Việc định giá mua bán nội bộ được thực hiện dựa trên cơ sở tính toán và phương pháp tính toán khách quan, tuân theo các quy luật thị trường và được chấp nhận rộng rãi tại nhiều quốc gia.

Chuyển giá là việc thực hiện áp đặt giá cả một cách chủ quan trong quan hệ mua bán của các thành viên trong nội bộ MNC. Chuyển giá có tác động tiêu cực đến các quốc gia tiếp nhận đầu tư và cả các quốc gia liên quan mà đối tượng được lợi nhiều nhất là bản thân MNC. Thông qua chuyển giá các MNC sẽ thực hiện việc trốn thuế, thực hiện việc lũng đoạn thị trường làm ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, tác động xấu đến môi trường kinh doanh.

Vấn đề chuyển giá hiện nay đang làm đau đầu các nhà quản lý từ các quốc gia phát triển nhất như Mỹ, Nhật cho đến các quốc gia mới bước qua cơ chế kinh tế thị trường như Việt Nam. Với những thủ đoạn và chiêu thức ngày càng tinh vi thì các MNC đã gây ra nhiều khó khăn và thậm chí vô hiệu hóa các công cụ quản lý của các quốc gia. Chuyển giá đã làm cho các quốc gia thất thu thuế một cách nặng nề. Vì vậy, thiết nghĩ các quốc gia cần phải có sự phối hợp trong công tác chống lại chuyển giá, đừng vì lợi ích riêng của quốc gia mình mà dung túng cho các MNC có hành vi chuyển giá.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 174 Chuyển giá của các Công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)