Tìm kiếm các DN tiềm năng để góp vốn đầu tư trên nền tảng thị

Một phần của tài liệu 90 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 112 - 114)

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà TTCK Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới diễn biến không thuận lợi thì hoạt động M&A càng trở nên đáng quan tâm hơn. M&A là một thị trường khá mới mẻ tại Việt Nam, khi nói về M&A người ta thường

hay nghĩ ngay đến việc bán toàn bộ DN hay những vụ sáp nhập khổng lồ. Tuy nhiên, trong thực tế, phần nhiều các giao dịch M&A diễn ra dưới dạng mua lại một phần DN, và quy mô các đợt sáp nhập phần lớn ở mức trung bình (từ 5 triệu USD

đến 250 triệu USD). Bên cạnh việc đầu tư vào DN thông qua kênh TTCK hoặc góp vốn trực tiếp đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết như hiện nay thì ACB cũng có thể góp vốn đầu tư vào DN thông qua thị trường M&A, một thị trường đang

được đánh giá là khá phát triển và thành công ở Việt Nam hiện nay. Nhờ hoạt động M&A, NH có thể tăng thêm lượng khách hàng tiềm năng, đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho NH, đồng thời thông qua hoạt động này NH có thể đạt được các bí quyết công nghệ, năng lực quản lý và hệ thống khách hàng sẵn có của người mua. Nhờ có được các hỗ trợ kỹ thuật, thị trường mở rộng sẽ dẫn đến tăng năng lực cạnh tranh. Sự kiện NH Standard Chartered (SCB) chính thức trở thành cổ đông chiến lược của ACB từ tháng 06/2005 là một minh chứng cho vấn đề trên . Với sự hỗ trợ

kỹ thuật từ một trong những NH hàng đầu quốc tế, ACB đã có những bước tiến

đáng kể và hiệu quả kinh doanh luôn đạt đến mức cao nhất, đặc biệt từ năm 2005

đến nay.

Việc góp vốn mua cổ phần của SCB tại ACB đã mang đến những giá trị cao nhất cho cả hai bên. Do đó, ACB có thể tận dụng những kinh nghiệm này để có thể

phát triển hoạt động đầu tư vào các DN khác thông qua các hoạt động M&A trên thị

trường tài chính VN.

Hiện nay tại VN đã có một số công ty chuyên trách về lĩnh vực mua bán sáp nhập DN, ACB có thể tìm kiếm các đối tác, DN tiềm năng thông qua các công ty này.

Các loại sáp nhập mà ACB có thể nghiên cứu trong hoạt động đầu tư vào DN có thể là sáp nhập theo chiều ngang ( sáp nhập cùng ngành ), đây là dạng sáp nhập diễn ra đối với hai DN cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường, đối với loại hình sáp nhập này ACB đã từng tham gia dưới hình thức góp vốn mua cổ phần vào các NH như: NH Eximbank, NH Kiên Long, NH Đại Á … và kết quảđạt được từ việc đầu tư này cũng rất đáng quan tâm.

Ngoài ra hình thức sáp nhập kiểu tập đoàn sẽ được ACB đưa ra trong thời gian tới, với mục tiêu đặt ra là năm 2015, ACB sẽ là một trong ba tập đoàn tài chính – ngân hàng hàng đầu Việt Nam thì việc đầu tư vào các DN không có cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng sẽ là bước đầu cho việc hình thành tập đoàn tài chính NH vững mạnh.

Một phần của tài liệu 90 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 112 - 114)