Thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư vào DN của NHTMCP Á Châu

Một phần của tài liệu 90 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 64 - 66)

Châu

2.2.1 Sự phát triển các hoạt động M&A trong những năm gần đây đã tạo tiền đề cho các hoạt động đầu tư vào DN

Trong những năm gần đây, xu hướng mua bán sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng. Cụ thể năm 2007, Việt Nam đã có khoảng 113 vụ M&A với tổng trị giá lên tới 1,753 tỉ USD, trong khi đó, năm 2006, con số

này chỉ là 38 vụ M&A với tổng trị giá là 299 triệu USD, năm 2005, chỉ có 18 vụ với tổng trị giá là 61 triệu USD. Các giao dịch năm sau đã gấp 5-6 lần năm trước về

tổng giá trị và gấp 2-3 lần về số lượng14. Động lực cho các hoạt động mua bán sáp nhập này là do Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực, trung bình 7.5% từ 2001 – 2005, đặc biệt trong 2 năm 2006 và 2007 thì con số này lên

đến trên 8%.

Xu hướng sáp nhập DN ở VN Việt Nam có chiều hướng gia tăng vì nhiều lý do:

Thứ nhất, theo lộ trình gia nhập WTO thì VN sẽ dần nới lỏng hạn mức đầu tư hoặc góp vốn của nước ngoài, đồng thời xu hướng cổ phần hóa, tư nhân hóa đang trở nên phổ biến hơn ở nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã tạo nguồn hàng dồi dào hơn cho các nhà đầu tư đang có tiền nhàn rỗi tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tham gia đầu tư, góp vốn vào các DN.

Thứ hai, hình thức đầu tư chéo giữa các DN cũng ngày càng phổ biến dưới phương thức “đối tác chiến lược” mà thực chất chính là một dạng của tập trung kinh tế.

Và cuối cùng, xu hướng hình thành các tập đoàn kinh doanh đa dạng, đa nghề cũng là một tiền đềđể các hoạt động mua bán, sáp nhập diễn ra thuận lợi hơn.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 300,000 DN vừa và nhỏ. Nhiều DN trong số đó hàng ngày “chết” đi nhưng cũng có thêm nhiều DN mới thành lập và đây được

đánh giá là nguồn tiềm năng của các hoạt động mua bán sáp nhập DN.

Có vô số lý do mà một DN bị sáp nhập: kinh doanh thua lỗ, lợi thế kinh doanh ngày càng giảm sau một số năm hoạt động, không thích nghi với môi trường mới, cơ hội kinh doanh mới xuất hiện nên DN muốn chuyển hướng đầu tư, nhận

được lời đề nghị mua hấp dẫn...

Ngược lại, nhiều DN muốn mua lại DN khác để mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng thị phần, phát triển mạng lưới, chiếm lĩnh thị trường, phát triển thương hiệu….

Về lý thuyết, các hoạt động mua bán, sáp nhập DN là tín hiệu tốt cho nền kinh tế vì khi đó những DN hoạt động kém hiệu quả có cơ hội được vực dậy, những DN mạnh có thêm cửa để mở rộng hoạt động, tăng cường ảnh hưởng và vì thế, xét về tổng thể, nguồn đầu tư trong toàn xã hội được sử dụng hiệu quả hơn.

Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2008 gặp khá nhiều khó khăn, thử thách, thị trường vốn khá ảm đạm nhưng không vì thế mà các hoạt động M&A giảm mà trái ngược hẳn các giao dịch cũng diễn ra khá mạnh mẽ. Nguyên do chính là do các nhà đầu tư luôn đánh giá cao những cơ hội đầu tư tại Việt Nam cũng như những cam kết của Chính phủ VN trong lộ trình gia nhập WTO nên luồng vốn

đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng rất nhanh.

Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, mua bán DN đã trở thành một hình thức được nhiều DN quan tâm như là một cách nhanh chóng để phát triển quy mô, chiếm lĩnh thị trường, phát triển thương hiệu…

Hoạt động mua bán và sáp nhập DN ngày càng sôi nổi trên thị trường Việt Nam cũng chính là tiền đề khởi đầu cho các NHTM, các TCTD cụ thể là NHTMCP Á Châu đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào DN của mình. Và hoạt động

đầu tư này sẽ ngày càng được chú trọng hơn trong vài năm trở lại đây trong điều kiện NHTMCP Á Châu hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn Ngân hàng Tài chính hàng đầu Việt Nam kinh doanh đa ngành đa lĩnh vực.

M& A không chỉ đơn thuần là mua đứt bán đoạn DN, mà các hoạt động chủ yếu tập trung dưới dạng đầu tư gián tiếp hoặc mua cổ phần. Vì vậy, hoạt

động M&A ở các NHTM hiện nay chủ yếu dưới hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần của các DN đã niêm yết hoặc chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, góp vốn vào các đối tác tiềm năng là các khách hàng của NH hoặc góp vốn thành lập các công ty liên doanh, liên kết.

Một phần của tài liệu 90 Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư vào doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (Trang 64 - 66)