CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG BẤT ĐỘNG SẢN CỦA
XU HƯỚNG DƯ NỢ BẤT ĐỘNG SẢN BIẾN ĐỘNG THEO THỊ TRƯỜNG
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM
Theo biểu đồ 2.3 cho thấy, từ năm 2005-2006 khi thị trường bất động sản ảm đạm thì dư nợ cho vay bất động sản của các NHTM trên địa bàn không có sự biến động lớn, đường biểu diễn gần như nằm ngang; năm 2006-2007, khi thị trường bất động sản tăng nóng thì dư nợ tín dụng bất động sản của các NHTM trên địa bàn lại cho thấy một sự tăng trưởng rất lớn, đường biểu diễn dư nợ bất động sản dốc lên (tốc độ tăng dư nợ bất động sản năm 2007 so với năm 2006 là 218%); năm 2007-2008, thị trường bất động sản ảm đạm, giảm sâu, giá bất động sản sụt giảm có nơi lên tới 30-50% thì đường biểu diễn dư nợ cho vay bất động
sản của các NHTM trên địa bàn đi xuống (tốc độ giảm so với năm 2007 là âm 29%).
Những biến động của thị trường bất động sản như trên cho thấy rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng vào thị trường bất động sản là không thể xem thường. Đứng dưới góc độ là NHTM khi cho vay đối với lĩnh vực bất động sản trong thời gian thị trường bất động sản đang giảm mạnh như hiện nay có thể gặp phải một số rủi ro như sau:
- Thứ nhất: Trong tình hình thị trường bất động sản giảm mạnh, đa phần các ngân hàng đều hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản, việc xiết chặt tín dụng trong lĩnh vực này trong khi các dự án bất động sản phần lớn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng đã dẫn đến các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản căn hộ, nhà chung cư bị chậm tiến độ, các dự án chưa hoàn thành nên chưa thể bàn giao cho khách, nguồn vốn không lưu chuyển được, các công ty kinh doanh địa ốc, xây dựng dự án không có tiền để trả nợ ngân hàng làm tăng rủi ro cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
- Thứ hai, theo tình hình hiện nay, khi giá trị nhà, đất giảm từ 30%-40% so với thời kỳ cuối năm 2007 trong khi việc xét duyệt khoản vay của khách hàng lại được định giá cao vào thời điểm thị trường bất động sản đang “nóng”. Điều này dẫn đến rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng mất khả năng thanh khoản, ngân hàng cũng khó khăn trong việc phát mãi, thu hồi nợ.
- Thứ ba, đối với các khoản cho vay bất động sản kỳ hạn thường là dài hạn (có khi đến 25 năm) với mức lãi suất được điều chỉnh 6 tháng một lần trong khi tình hình vốn cho vay thường là ngắn hạn. Như vậy, xét về mặt thời gian và rủi ro, với tình hình biến động lãi suất quá nhanh như hiện nay, lãi suất huy tăng cao
trong khi thời gian điều chỉnh lãi suất đối với khách hàng chưa đến hạn sẽ làm cho ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất.
Đánh giá thêm về cơ cấu dư nợ bất động sản cho thấy dư nợ bất động sản hiện nay tập trung chủ yếu ở loại hình cho vay mua nhà để ở, xây dựng sửa chữa nhà chiếm khoảng 34%, cho vay xây dựng, sửa chữa, mua nhà để bán khoảng 13%, còn lại là các loại hình cho vay bất động sản khác.
Mặt khác, nếu xem xét dư nợ bất động sản phân theo loại hình tổ chức tín dụng thì NHTM cổ phần chiếm 69%, NHTM Nhà nước 26%, còn lại 5% là tỷ trọng dư nợ bất động sản của các hình thức tổ chức tín dụng khác.
Tỷ trọng dư nợ bất động sản trên địa bàn trong tổng dư nợ địa bàn chiếm khoảng 10%-20% tuỳ theo từng giai đoạn. Đến tháng 7/2008, tỷ trọng này khoảng 15% và thay đổi theo từng NHTM, cụ thể như sau: NHTM cổ phần Á Châu 28%, NHTM cổ phần Sài Gòn 18%, NHTM Nam Á 30%, NHTMCP Đông Á 9%, ...