CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
3.1.3 Lập sơ đồ chiến lược đầu tư dài hạn đối với lĩnh vực bất động sản.
Trong hoạt động tín dụng liên quan đến lĩnh vực bất động sản, tiềm ẩn và chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro như rủi ro giảm giá bất động sản, rủi lãi suất, rủi ro lạm phát, rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp luật, ... Trong khi đó, bản thân các khoản cho vay bất động sản thường là cho vay trung dài hạn, do đó, việc lập sơ đồ chiến lược đầu tư bất động sản dài hạn là một việc nên làm. Cụ thể về mặt chính sách, cần lưu ý những vấn đề sau:
- Về mặt thị trường bất động sản:
Cần có sơ đồ phát triển các khu, cụm công nghiệp, kế hoạch và các dự án sẽ và đang thực hiện tại các quận/huyện trên địa bàn, mức độ và khả năng đáp ứng nhu cầu của các loại hình bất động sản khác nhau, từ đó mở rộng hay hạn chế đầu tư bất động sản đối với loại hình bất động sản đó.
Ví dụ, thị trường văn phòng cho thuê đang thu hút đầu tư, các dự án xây dựng văn phòng cho thuê phát triển mạnh, tuy nhiên, không nhà đầu tư bất động sản nào quan tâm đến khả năng bảo hòa của thị trường văn phòng cho thuê trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động, do đó, rủi ro cung văn phòng cho thuê lớn hơn cầu văn phòng cho thuê có thể xảy ra và điều đó ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của khách hàng vay vốn, ngân hàng từ đó cũng bị rủi ro do khách hàng đầu tư bất động sản vào lĩnh vực văn phòng cho thuê thực sự kém hiệu quả hoặc thua lỗ không trả được nợ.
- Về mặt quản trị nguồn vốn cân đối giữa ngắn hạn và trung dài hạn:
Trong hoạt động tín dụng bất động sản, các khoản vay thường là trung dài hạn, trong khi nguồn vốn của ngân hàng huy động được đa phần là vốn ngắn
hạn, vì thế, rủi ro chênh lệch kỳ hạn rất dễ xảy ra. Như vậy về phía ngân hàng, cần cân đối việc sử dụng vốn ngắn hạn và trung dài hạn hợp lý khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản. Theo quy định các tổ chức tín dụng được phép sử dụng tối đa 30%-40% vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Tuy nhiên, các ngân hàng tùy vào khả năng của ngân hàng mình mà có chính sách cân đối nguồn vốn phù