0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

THỰC TRẠNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1 Giao dịch Quyền chọn Tiền tệ

Một phần của tài liệu 8 ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 60 -63 )

3.2.1 Giao dịch Quyền chọn Tiền tệ

Ngày 12 tháng 2 năm 2003, EXIMBANK là ngân hàng thương mại đầu tiên ở Việt nam, được Ngân hàng Nhà nước cho phép thực hiện nghiệp vụ quyền lựa chọn. Đối tượng được tham gia giao dịch, hợp đồng quyền lựa chọn tại EXIMBANK, là tất cả các

61

doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam. Đồng tiền giao dịch, bao gồm tất cả các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi, như: USD, EUR, GBP, AUD, CHF,…

Cùng với các nghiệp vụ hối đoái khác, đã và đang được giao dịch trên thị trường hối đoái Việt Nam, như giao dịch hối đoái trao ngay (SPOT), giao dịch hối đoái kỳ hạn (FORWARD), giao dịch hoán đổi ngoại tệ (SWAP); việc đưa vào áp dụng sản phẩm quyền chọn tiền tệ (CURRENCY OPTION) là một biểu hiện của quá trình, đa dạng hoá các sản phẩm, trên thị trường hối đoái. Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện và phát triển thị trường hối đoái Việt Nam; từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập, trên lĩnh vực thị trường tài chính – tiền tệ nói riêng, với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tuy nhiên cho đến nay, ở Việt Nam các nghiệp vụ phái sinh vẫn còn sơ khai, kém phát triển thể hiện ở doanh số giao dịch thấp, thậm chí ở một số Ngân hàng Thương mại mặc dù đã triển khai nghiệp vụ option nhưng không có giao dịch. Mặc dù trên thế giới các nghiệp vụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá như forward, swap, futures, option đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu với doanh số hàng ngày lên tới hàng trăm tỷ USD. Chính vì vậy, việc ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá tại Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do:

Mt là, thiếu nhu cu thc s t phía khách hàng: Đây là vấn đề cốt lõi, vì trước đây tỷ giá USD/VND thường xuyên ổn định tại mức trần so với giá Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố, khách hàng không quan tâm tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Được biết, tỉ trọng thanh toán bằng USD chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, còn lại 20% là các ngoại tệ khác. Khi tỉ giá ổn định sẽ giúp Doanh nghiệp chủ động hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, vì vậy hiếm có đơn vị tìm giải pháp options ngoại tệ.

Tuy nhiên, sang năm 2007 và đầu năm 2008, thị trường chứng kiến sự biến động và đảo chiều mạnh mẽ của VND so với đồng Đôla Mỹ, tỷ giá USD/VND giảm xuống giao dịch tại mức sàn. Nguyên nhân là do lượng lớn ngoại tệ từ các hoạt động đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài, kiều hối đổ vào các NHTM làm xuất hiện dư thừa ngoại tệ do mất cân đối cung cầu. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hiện nay đang phải đối mặt

với vấn đề rủi ro tỷ giá, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu trong ngành thuỷ sản, dệt may, cà phê... và các ngành sản xuất, xuất khẩu khác. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có thói quen hay nói chính xác hơn là chưa quan tâm tới phòng chống rủi ro đối với các hoạt động ngoại tệ của mình.

Hai là, thiếu cơ s pháp lý: Trong vài năm trở lại đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cho phép các NHTM được thực hiện nhiều nghiệp vụ mới như quyền chọn ngoại hối, quyền chọn vàng, hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên cơ sở pháp lý cho nghiệp vụ phái sinh còn chưa đầy đủ, ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. Mặc dù hiện nay tất cả các NHTM đều được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại tệ, tuy nhiên chỉ được thực hiện quyền chọn giữa ngoại tệ và ngoại tệ, còn quyền chọn giữa ngoại tệ và VND thì phải được sự cho phép từ phía NHNN. Trên thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường chuyển đổi ngoại tệ ra VND để phục vụ hoạt động đầu tư sản xuất trong nước mà hầu như không chuyển đổi từ ngoại tệ ra ngoại tệ. Đây cũng là trở ngại lớn đối với các NHTM làm cho doanh số giao dịch quyền chọn rất thấp.

Ba là, thiếu kiến thc, hiu biết v công c phái sinh: Sản phẩm phái sinh trong phòng chống rủi ro là một sản phẩm khá mới và phức tạp đối với thị trường Việt Nam. Đòi hỏi các doanh nghiệp cũng như các NHTM phải có hệ thống thông tin dự báo tỷ giá quốc tế nhanh, chính xác, cập nhật liên tục; phải có công cụ đo lường và cảnh báo rủi ro tỷ giá, lãi suất; đội ngũ các nhà quản lý, các giao dịch viên chuyên nghiệp, Thực tế có nhiều NHTM được thực hiện nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa triển khai được. Đối với các doanh nghiệp thì việc hiểu biết các công cụ phái sinh để phòng chống rủi ro còn nhiều hạn chế

Bn là, mc phí giao dch Quyn chn rt cao: Theo bảng giá công khai hiện tại

của Eximbank, với thời gian hợp đồng trong vòng 1 tháng, nếu thực hiện quyền mua euro (thanh toán bằng USD) thì phí phải trả là 1,4% (ví dụ: mua 1 triệu euro mất phí 14.000 USD), còn quyền bán euro phí là 1,42% (ví dụ: bán 1 triệu euro để lấy USD, phí trả là 14.200 USD).

63

Một số giải pháp được các chuyên gia đưa để việc triển khai giao dịch Quyền chọn ngoại tệở Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn:

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu để sớm quyết định cho phép tất cả các ngân hàng thương mại có hoạt động kinh doanh quốc tế, được thực hiện giao dịch quyền lựa chọn. Trên cơ sở có nhiều NHTM cùng thực hiện nghiệp vụ này sẽ tạo điều kiện thực hiện hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường giữa các NHTM trong nước cũng như trên thị trường quốc tế. Đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, phấn đấu giảm phí hợp đồng.

Thứ hai, không nên quy định giới hạn đồng tiền giao dịch trong hợp đồng như hiện nay. Nghĩa là chỉ bao gồm quan hệ giữa các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi với nhau, làm hạn chế tính linh hoạt của các giao dịch. NHNN cần nghiên cứu, để cho phép mở rộng phạm vi đồng tiền giao dịch, kể cả đối với VND. Bởi lẽ, hầu hết các doanh nghiệp, đều luôn hết sức quan tâm đến tỷ giá VND, đối với các loại ngoại tệ tự do chuyển đổi. Trong điều kiện hiện nay, tuy VND chưa phải đồng tiền tự do chuyển đổi, song, việc tái bảo hiểm tỷ giá vẫn có thể được tiến hành, giữa các NHTM, được phép thực hiện giao dịch QLC trên thị trường hối đoái trong nước.

Thứ ba, các NHTM nên quy định giá hợp đồng Quyền chọn ở mức “mềm” một chút. Điều đó cũng có nghĩa là, Ngân hàng nên sẵn sàng giảm bớt phần nào lợi nhuận từ hoạt động này, nhằm mục đích, kích thích lợi ích vật chất đối với khách hàng, trong giai đoạn thử nghiệm hiện nay.

Một phần của tài liệu 8 ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 60 -63 )

×