0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

CHƯƠNG II: KINH NGHIỆM VỀ TỔ CHỨC SÀN GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CHỨNG KHOÁN TẠI MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

Một phần của tài liệu 8 ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

2.1 MÔ HÌNH MỸ

2.1.1 TTCK Mỹ

Nét quan trọng trong cơ cấu thị trường tài chính Mỹ là việc tách rời hoạt động của ngành ngân hàng và ngành chứng khoán. Rất ít nước trên thế giới theo mô hình của Mỹ. Trên thực tế, việc tách rời hoạt động của hai ngành chứng khoán và ngân hàng là sự khác biệt nổi bật trong các quy định về hoạt động của ngành chứng khoán tại Mỹ và các nước khác.

Thị trường chứng khoán Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệ thống thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh. Chính vì vậy, mô hình thị trường chứng khoán Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước. Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời của Sở Giao dịch chứng khoán đầu tiên và sau đó là hàng loạt các sở giao dịch chứng khoán được hình thành trên khắp nước Mỹ.

Sự bùng nổ chưa từng thấy trong thị trường chứng khoán cùng với việc đầu tư thoải mái vào cổ phiếu làm gia tăng rất nhanh sự tham gia của công chúng vào thị trường chứng khoán trong suốt những năm 1990. Khối lượng mua bán hàng năm trên Sở giao dịch chứng khoán New York, hay “Hội đồng lớn”, tăng vọt từ 11.400 triệu cổ phiếu năm 1980 lên 169.000 triệu cổ phiếu năm 1998 và tiếp tục tăng trên 350.000 triệu cổ phiếu năm 2000, tổng giá trị giao dịch trong năm 2000 đạt 11,1 nghìn tỷ USD . Trong khoảng từ năm 1989 đến năm 1995, tỷ lệ số hộ gia đình Mỹ sở hữu cổ phiếu, trực tiếp hoặc thông qua trung gian như các quỹ trợ cấp, tăng từ 31% lên tới 41%.

Các tổ chức tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Mỹ bao gồm các ngân hàng đầu tư, các công ty môi giới, các quỹ tín dụng đầu tư:

- Các ngân hàng đầu tư ( Investment bank): khi một công ty muốn phát hành vay vốn, công ty thường thuê các dịch vụ của một ngân hàng đầu tư để giúp việc chào bán chứng khoán. Mặc dù tên gọi là ngân hàng nhưng các ngân hàng đầu tư không phải là một tổ chức tài chính trung gian đứng ra nhận tiền gởi và cho vay mà hoạt động gần giống như một công ty chứng khoán tại Việt Nam. Những ngân hàng đầu tư nổi tiếng tại Mỹ gồm có Morgan Stanley, Merrill Lynch, Saiomon Brothers, First Boston Corporation và Goldman Sachs đã rất thành công trong lĩnh vực bảo lãnh phát hành không những tại Mỹ mà cả các thị trường ngoài Mỹ.

- Các công ty môi giới: các công ty môi giới ở Mỹ có thể thành lập dưới bất kỳ hình thức nào: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Có rất nhiều loại môi giới và tự doanh chứng khoán. Có nhà môi giới và tự doanh nhỏ chỉ chuyên cung cấp một loại dịch vụ, cũng có những công ty môi giới và tự doanh lớn cung cấp nhiều dịch vụ tài chính đa dạng như môi giới, cho khách hàng vay tiền mua chứng khoán, quản lý tiền cho khách hàng… . Công ty môi giới lớn nhất của Mỹ là Merrill Lynch, ngoài ra còn có các công ty khác như Paine-Webber, Dean Witter Reynolds và Smith Barney.

- Các Quỹ tín dụng đầu tư chứng khoán: các quỹ này nhận tiền từ các cá nhân và thay mặt họ đầu tư vào những danh mục đầu tư chứng khoán khác nhau. Các quỹ tín dụng này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ, những người cảm thấy không có khả năng hoặc thời gian để chọn trong số hàng ngàn cổ phiếu riêng, đầu tư tiền của mình thông qua các nhà chuyên nghiệp. Và do các quỹ tín dụng sở hữu các nhóm cổ phiếu rất đa dạng nên họ bảo vệ cho các nhà đầu tư phần nào khi xuất hiện những dao động mạnh đối với giá trị của các cổ phiếu riêng biệt. Bị hấp dẫn bởi thu nhập ổn định và một phạm vi rất rộng các khả năng lựa chọn nên người Mỹ đã đầu tư một khối lượng tiền rất lớn vào các quỹ tín dụng trong suốt những năm 1980 và 1990. Vào cuối những năm 1990, họ đã có 5,4

31

nghìn tỷ USD trong các quỹ tín dụng, và tỷ lệ số gia đình Mỹ giữ cổ phần trong quỹ tín dụng đã lên tới 37% năm 1997 so với 6% năm 1979.

Cổ phiếu niêm yết chủ yếu được giao dịch ở 2 sàn giao dịch chứng khoán của Mỹ là Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và Sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (AMEX). Các thành phố lớn khác của Mỹ cũng có những sở giao dịch chứng khoán địa phương nhỏ hơn. Tuy nhiên, số lượng mua bán lớn nhất các loại cổ phiếu và trái phiếu khác nhau được giao dịch trên Hệ thống niêm yết giá tự động của Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, viết tắt là NASDAQ. Hoạt động được gọi là giao dịch ngoài luồng này, tiến hành mua bán khoảng 5.240 loại cổ phiếu, không được đặt cố định tại một địa điểm nào; đúng hơn, nó là một hệ thống mạng máy tính và điện thoại theo mô hình của thị trường toàn cầu của các nhà giao dịch cổ phiếu và trái phiếu. Hiệp hội giao dịch chứng khoán quốc gia, cơ quan giám sát thị trường giao dịch NASDAQ, có quyền trục xuất các công ty và nhà giao dịch nào bị xác định là gian lận hoặc không trả được nợ. Vì nhiều chứng khoán được giao dịch ở thị trường này thường là các công ty nhỏ và ít ổn định nên NASDAQ được xem là thị trường có nhiều rủi ro hơn hai sở giao dịch lớn nói trên.

Năm 1973, thị trường quyền chọn ra đời với việc thành lập Sàn giao dịch quyền chọn chứng khoán Chicago (Chicago Board Options Exchange - CBOE), đặc biệt dành cho trao đổi quyền chọn về cổ phiếu. Với sự phát triển mạnh mẽ của công cụ tài chính phái sinh này, hiện nay tại Mỹ các sàn giao dịch quyền chọn có thể kể đến như AMEX, CBOE, Sàn giao dịch chứng khoán quốc tế ( International Securities Exchanges –ISE), sàn giao dịch chứng khoán Thái Bình (the Pacific Exchange, Inc. – PCX) và Sở giao dịch chứng khoán Philadelphia ( The Philadelphia Stock Exchange, Inc. – PHLX). Giống như giao dịch cổ phiếu, giao dịch quyền chọn được giám sát bởi Uỷ Ban Chứng khoán và Hối phiếu ( Securities and Exchange Commission – SEC)

Một phần của tài liệu 8 ÁP DỤNG GIAO DỊCH QUYỀN CHỌN CỔ PHIẾU VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 29 -31 )

×