Cải thiện chính sách giá bán sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (Trang 48 - 50)

II. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm

1. Giải pháp phát huy lợi thế về quy mô và chi phí sản xuất

1.1. Cải thiện chính sách giá bán sản phẩm

Căn cứ thực hiện giải pháp

Hiện nay, Công ty đang định hướng mục tiêu dẫn đầu về chất lượng, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất trên thị trường. Với mục tiêu này , Công ty không đặt mức giá thấp nhằm thu hút khách hàng mà sử dụng cặp quan hệ giá cả - chất lượng để khách hàng cảm nhận được chất lượng cao của sản phẩm. Tuy nhiên xem xét thị trường cửa uPVC hiện nay ta thấy, thị trường mới chỉ tập trung ở các đô thị, các thành phố lớn. Thị trường sẽ phát triển mạnh và mở rộng trong thời gian tới. Để chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường mới, cũng như tăng thị phần tại các thị trường hiện tại và tận dụng được lợi thế về quy mô và chi phí sản xuất công ty nên cải thiện chính sách giá bán sản phẩm bằng các sử dụng chính sách giá phân biệt theo hướng giảm giá bán sản phẩm.

Nội dung giải pháp

- Giá phân biệt theo vùng miền : Công ty nên định giá bán thấp hơn khi xâm nhập vào các thị trường có mức thu nhập thấp như nông thôn, các đô thị nhỏ có thu nhập thấp.

- Giá phân biệt theo khối lượng (chiết giá) : Giảm giá cho những đơn hàng có khối lượng lớn.

- Giá phân biệt theo đối tượng : Với khách hàng là các Công ty , khách hàng quen có quan hệ lâu dài thường xuyên mua với khối lượng lớn công ty nên đặt mức giá thấp hơn nữa.

Các bước thực hiện

Bước 1 :

- Xác định mức giá ở điểm hòa vốn là mức giá thấp nhất mà công ty có thể cung cấp ra thị trường . Ký hiệu là P0 .

- Xác định mức giá cao nhất mà công ty có thể cung cấp, đảm bảo ở mức giá đó doanh thu >0 hoặc là mức giá cao nhất trên thị trường hiện nay. Ký hiệu là P1.

- Khoảng giá là từ P0 tới P1. Bước 2 :

- Đẩy mạnh điều tra nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá được ảnh hưởng của mức giá tới cầu tại các vùng miền, làm cơ sở cho việc định giá tại từng vùng miền.

- Tính toán mức giảm giá cho các đơn hàng khối lượng lớn, lập bảng đơn giá theo khối lượng đơn hàng.

- Theo dõi chăm sóc các khách hàng hiện tại. Lập danh sách các khách hàng thường xuyên và mua khối lượng lớn.

- Lập danh sách các công ty và khách hàng có quan hệ làm ăn quen thuộc. Bước 3 :

- Tiến hành định giá phân biệt theo vùng miền, khối lượng đơn hàng và theo đối tượng khách hàng như đã nghiên cứu và tính toán.

Bước 4 :

- Theo dõi tình hình doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận , đánh giá hiệu quả biện pháp.

Bước 5 :

- Điều chỉnh kịp thời các mức giá áp dụng nhằm mục tiêu tăng thị phần và tối đa hóa doanh thu , lợi nhuận.

Ưu, nhược điểm giải pháp

Ưu điểm :

- Định giá thấp hơn tại các vùng miền có mức thu nhập thấp sẽ làm tăng doanh thu.

- Tăng khả năng chiếm lĩnh thị phần tại các thị trường mới.

- Phát huy lợi thế về quy mô, chi phí sản xuất thấp vào cạnh tranh. Nhược điểm :

- Giảm giá có thể làm giảm lợi nhuận của công ty trong thời gian đầu. - Khó xác định mức giá chính xác theo vùng miền, và theo đối tượng.

Đề xuất với Công ty :

- Nên thực hiện ngay trong thời gian tới kết hợp với kế hoạch thâm nhập các thị trường mới của công ty.

- Khi thực hiện phải theo dõi và có điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm SmartWindows của Công ty CP Tập đoàn Nhựa Đông Á (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w