Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 55 - 63)

Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin, thiết lập các kênh phân phối, tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo, các quan hệ công

chúng, đặc biệt cung cấp thông tin về thị trường, những biến động của thị trường và những dự báo cần thiết. Những thông tin thu thập được rất quan trọng, bởi vì nó quyết định tới việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trêng thị trường EU.Việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là của các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp chủ yếu thu thập thông tin từ các nguồn khác do các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chưa làm được điều này. Vì vậy, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập nền kinh tề thế giới, các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.

Phối hợp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp

Phối hợp chặt chẽ giữa Hệp hội dệt may Việt Nam với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại trong xây dựng chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu theo từng nhóm hàng, từng khu vực thị trường, cần có đội ngũ tư vấn thị trường, kinh doanh, tìm đối tác, luật pháp, xúc tiến bán hàng để sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần. Sự phối hợp hoạt động này, góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.

Các Hiệp hội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại Việt Nam nên tiếp cận hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển các hoạt động của mình cho phù hợp với thực tế thị trường, thay đổi cách tiếp cận xúc tiến thương mại theo kiểu truyền thống mang nặng thủ tục hành chính mà không hiệu quả.

Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại cần sớm đưa ra giải pháp kiến nghị với các cơ quan trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính xét duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường EU, hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính của Chính phủ. Đây là giải pháp thiết thực giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.

Chính phủ nên thay đổi quy chế hỗ trợ xuất khẩu theo hướng nới lỏng các quy định về bảo đảm tiền vay, ưu tiên các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp tạo thành chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp được Hiệp hội dệt may bảo lãnh.

Chính phủ nên thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để thế chấp vay vốn.

Chính phủ nên rà soát, loại bỏ hoặc giảm các loại phí và lệ phí có thể làm tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như các chi phí dịch vụ công đang là vấn đề lo ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.

Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp

Môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh, minh bạch, hoàn thiện khi có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển tự do kinh doanh những hàng hoá không bị Nhà nước cấm và cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát huy hết khả năng trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, nguyên nhân chính là các bộ luật liên quan còn chưa hoàn chỉnh theo thông lệ quốc tế, tính minh bạch, rõ ràng chưa cao, tạo ra sự lo ngại của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.

Ngoài ra, còn nhiều vấn đề bất cập khác mà hệ thống luật pháp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh do đó Chính phủ cần sớm ban hành các bộ luật để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế thì hơn lúc nào hết doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, tạo khả năng tiếp thu với công nghệ tiến tiến do quá trình phát triển kinh tế, khoa học của thế giới. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng:

Thứ nhất: Cần có chương trình đào tạo lao động cho ngành dệt may theo chương trình đào tạo quốc gia ở các trường đại học và cao đẳng, trường dạy nghề, Thứ hai: Có chính sách tăng tiếp nhận và chuyển giao những chương trình dạy

nghề, thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp đào tạo tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc

Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng

Chính phủ cùng với Bộ công nghiệp, Bộ thương mại, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát việc sử dụng những hoá chất trong sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.

Căn cứ vào hệ thống chất lượng quốc tế làm căn cứ cho xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam nên gắn với các tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế.

Chính phủ phối hợp với các Bộ xây dựng những phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại để đánh giá chất lượng hàng may mặc trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế.

Cải cách thủ tục hải quan

Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vấn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể:

Cải cách thủ tục hải quan theo hướng một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khẩu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.

Thống nhất trong việc áp mã thuế đối với nguyên phụ liệu, hàng may mặc ở các cửa khẩu hải quan khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại hàng hoá của WTO.

Nâng cao tỷ lệ kiểm tra đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu và giảm tỷ lệ kiểm tra xác suất để loại những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.

Tăng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra hàng may mặc xuất khẩu để giảm thời gian thông quan.

KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hai năm, cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may nói riêng là rất lớn, nhưng cơ hội chỉ là tiềm năng, mà thách thức đang là hiện thực. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hưởng lợi nhờ thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Nhờ vậy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cơ hội mà thôi, còn việc có giảm được chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty hay không là vấn đề khác.

EU vốn là thị trường truyền thống của hàng dệt may Việt Nam nói chung và luôn đứng ở vị trí dẫn đầu trong số các thị trường xuất khẩu của công ty. Việc EU mở rộng thành 27 nước thành viên, chắc chắn là thị trường thuận lợi cho hàng dệt may của công ty nói chung và hàng may mặc nói riêng. Mặt khác, trình độ phát triển của các nước EU không đồng đều, nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, các thành viên mới cũng có tiềm năng sản xuất hàng dệt may nói chung và hàng may mặc nói riêng. Do vậy, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường EU cần phải đưa ra những chiến lược cụ thể và thật sự có hiệu quả.

Nghiên cứu đề tài: : “ Xuất khẩu hàng dệt may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may VINATEX IMEX trên thị trường EU” đã giúp em hiểu một số hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trên thị trường trong những năm qua diễn ra như thế nào. Trên cơ sở đó, bằng vốn kiến thức ít ỏi của mình em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động XNK hàng dệt may của công ty trên thị trường EU. Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan.

Do giới hạn về thời gian và hiểu biết có hạn của bản thân, bài viết này sẽ có nhiều sai sót. Vì vậy, em tha thiết mong các thầy cô xem xét và có những nhận xét đánh giá để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

Sách

1. GS.TS Nguyễn kế Tuấn “ Giáo trình quản trị chức năng thương mại cho các doanh nghiệp Công nghiệp” 2004 Nhà xuất bản Thống kê

2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường “Giáo trình kinh doanh quốc tế” tập 1, tập 2(2003) Nhà xuất bản lao động xã hội

3. GS.TS Lê văn Tâm “Giáo trình Quản trị chiến lược” đại học Kinh tế quốc dân

4. TS Vũ Trọng Lâm “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) Nhà xuất bản chính trị quốc gia

5. Tác giả Trần Chí Thành “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” (2002) Nhà xuất bản lao động xã hội

6. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân “Thâm nhập thị trường EU-những điều cần biết” (2004) Nhà xuất bản thống kê

7. GS.TS Nguyễn Đình Phan “Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức” 2005 nhà xuất bản Lao động – Xã hội

Tài liệu công ty

8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm(2004-2008) 9. Báo cáo tài chính của công ty qua các năm(2005-2008)

10. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của công ty qua các năm(2004-2008) 11. Báo cáo cơ cấu lao động của công ty (2005-2008)

Các trang web

13. http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?950

Dệt may Việt Nam vào EU: Vì sao tăng trưởng chưa như mong đợi? 14. http://www.ips.gov.vn/PrintPreview.aspx?nId=5282

Kinh nghiệm của SRILANCA về nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU và bài học rút ra cho hàng may mặc Việt Nam.

15. http://www.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=548 Vào WTO, dệt may VN vẫn chưa thể 'cất cánh'

16. http://www.ckt.gov.vn/news.php?id=1851&id_subject=3 Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam

17. http://www.ckt.gov.vn/news.php?id=3437&id_subject=3

Dệt may Việt Nam trước thềm 2005: Đối đầu với hàng Trung Quốc

18. http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-Thitruong/Chdong-Thi truong/ Thị trường EU: “Cô nàng đỏng đảnh”

19. http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn/data/file/2002/10/235/HDDetMay. Hiệp định về dệt may

20. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=3696&id=358 Hướng dẫn kinh doanh tại thị trường EU

21. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=4862&id=359 Các quy định cần biết về hàng dệt may

22. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=4800&id=362

Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010

23. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=1349&id=365 Dự báo xu hướng trong hành vi mua sắm ở Châu Âu 24. http://www.ips.gov.vn/NewsDetail.aspx?nId=5287

Các giải pháp thiết yếu nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 55 - 63)