Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 28)

Đối với công ty, việc sản xuất hàng dệt may xuất khẩu có những chính sách đặc biệt về chất lượng và mẫu mã. Công ty đã đạt được nhiều kết quả cao trong viêc khai thác lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của công ty để không những đạt được các hợp đồng lớn mà còn làm thỏa mãn đối tác. Nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU giúp công ty khai thác tốt lợi thế so sánh bởi vì hàng may mặc của công ty có nhiều lợi thế so sánh hơn một số mặt hàng xuất khẩu khác. Trong nhiều năm qua, hàng may mặc vẫn là mặt hàng mũi nhọn trong xuất khẩu sản phẩm của công ty và tỏ ra có khả năng cạnh tranh hơn so với các mặt hàng khác trên thị trường EU.

Bên cạnh đó, hàng may mặc của công ty cũng có nhiều lợi thế cạnh tranh mà chưa được khai thác tốt như các chi tiết làm thủ công, những hoạ tiết thêu, ren, đan móc được nhiều khách hàng EU ưa chuộng và lao động Việt Nam nói chung cũng như lao động của công ty nói riêng vốn rất khéo léo trong các công đoạn này. Do đó, công ty đang khai thác mặt hàng này và chắc chắn sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh cho hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.

Bên cạnh đáp ứng nhu cầu của hợp đồng về chất lượng, giá cả, và mẫu mã, công ty luôn luôn giao hàng đúng thời hạn hợp đồng đã kỹ kết, tạo uy tín trên thị trường EU nói riêng và trên thế giới nói chung.

2.3. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may cua công ty SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX vào thị trường EU

2.3.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường thế giới giới

Bảng 2.1 :Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của công ty VinatexImex Từ năm 2004-2008

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2004 2005 2006 2007 2008

Kim ngạch xuất khẩu 17,120 19,709 25,4 33,223 34,885

{ Nguồn :phòng tài chính kế toán công ty vinatexImex }

Hiện nay, hàng may mặc của công ty đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, trong đó nhiều nhất là thị trường Mỹ, EU. Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của công ty VinatexImex sang các thị trường chính qua các năm 2004-2008

ĐVT: triệu USD Stt Năm Nước 2004 2005 2006 2007 2008 1 Mỹ 4,216 5,323 9,430 11,343 12,167 2 EU 6,503 7,233 7,451 8,465 8,231

{Nguồn: phòng tài chính kế toán công ty VinatexImex }

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty qua các năm tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên, nếu xét theo từng thị trường, thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng đều đặn, còn thị trường EU có tốc độ tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2004 thị trường EU chiếm tỷ

trọng lớn nhất chiếm 61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty, thị trường Mỹ chiếm 39%. Đến năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường Mỹ tăng 1,2 lần so với năm 2004 đạt 5.323(triệu USD), thị trường EU tăng 730(triệu USD) so với năm 2004 đạt 6.503(triệu USD). Đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang các thị trường này đều đạt giá trị thấp, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ tăng nhưng tăng với giá trị nhỏ tăng 1,05 lần so với năm 2005, riêng đối với thị trường EU thì kim ngạch tăng từ 7.233(triệu USD) 2005 lên 7.451(triệu USD)2006 do năm 2006 EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Sang năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may sang một số quốc gia vẫn tăng, EU là thị trường xuất khẩu chính chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 8.465(triệu USD), thị trường Mỹ chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty đạt 11.343(triệu USD). Đến năm 2008 tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng nhưng không đáng kể do chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng toàn cầu. Trong đó thị trường Mỹ tăng 0,846 (triệu USD) so với năm 2007, còn thị trường EU đạt 8,231(triệu USD), giảm 0,234(triệu USD) so với năm 2007.

Trong các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU, công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may mới chỉ tập trung vào các mặt hàng dễ làm như áo jacket, sơ mi... còn các mặt hàng có giá trị, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn như bộ complet hay các loại áo sơ mi cao cấp thì công ty chưa thể sản xuất được. Do đó, trên thực tế, nhiều mặt hàng có hạn ngạch nhưng công ty lại chưa xuất khẩu được. Những mặt hàng may mặc xuất khẩu chính của công ty là các mặt hàng truyền thống vì kỹ thuật đơn giản, dễ làm, đầu tư vốn ít, công nhân không cần tay nghề cao.

2.3.2. Kết quả xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU

2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2004-2008)

(ĐVT: 1000 USD)

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm (2004-2008)

Qua biểu đồ trên ta thấy: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU qua các năm tăng ổn định, từ năm 2004 đến năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU liên tục tăng, đến năm 2006 kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty sang thị trường EU tưang mạnh hơn. Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu tăng 10.08% so với năm 2004, đạt 7.233(triệu USD). Năm 2006 tăng lên 7.451(triệu USD). Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU của công ty năm 2007 đạt 8.465(triệu USD) tăng 14% so với năm 2006.

Năm 2008 kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may đạt kết quả thấp. Giảm 0,234(triệu USD) so với năm 2007. Cụ thể từ 8,465(triệu USD) năm 2007 xuống còn 8.231(triệu USD) năm 2008.

Trong thị trường EU các nước có kim ngạch xuất khẩu cao nhất là Đức, Hà Lan, Na uy, Nga, Tây Ban Nha vơi số liệu ở bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may qua một số nước EU năm 2008

Đơn vị : USD

Cụ thể, theo bảng Kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may qua các nươc EU năm 2008 cho ta thấy Nga là nước dẫn đầu về thị trường xuất khẩu sang EU năm 2008 với 1,624,216.47(USD) và sau là Đức đạt 447,611.57(USD) sau đó đến Hà lan với 54,969.98(USD). Tiếp đến là Tây Ban Nha và Na uy với lần lượt đạt giá trị là 32,445.09(USD) với 32,950.68(USD).

2.3.2.2. Mặt hàng xuất khẩu

Các mặt hàng may mặc xuất khẩu chủ lực của công ty sang thị trường EU là các mặt hàng truyền thống chiếm tới 70% giá trị kim ngạch xuất khẩu vì những mặt hàng may mặc truyền thống là những mặt hàng dễ làm, dễ thu lợi nhuận tính trung bình hàng năm cơ cấu mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU như áo Jacket chiếm 51,7%, quần chiếm 30%, áo sơ mi chiếm 11%, áo len và áo dệt kim chiếm 3,9%, áo T-shirt và polo shirt chiếm 3,4%. Các mặt hàng có yêu cầu kỹ thuật

Đức 447,611.57

Hà lan 54,969.98

Tây ban nha 32,445.09

Na uy 32,950.68

phức tạp, chất lượng cao như quần áo da, váy, vestong, complet, áo khoác thì công ty vẫn chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ rất nhỏ. Thực tế cho thấy, mặt hàng quần áo da mới chỉ một vài quốc gia như Anh, Pháp, Đức đặt hàng của công ty với giá trị nhỏ, không đều qua các năm và mặt hàng này chủ yếu là may gia công.

Nhìn chung, chủng loại mặt hàng may mặc xuất khẩu sang EU của công ty còn rất hạn chế, điều này gây khó khăn cho công tác bán hàng và nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty.

Bảng 2.4: Gía trị xuất khẩu theo mặt hàng may của công ty sang thị trường EU qua các năm(2006-2008) ĐVT: 1000 USD Stt Năm Mặt hàng 2006 2007 2008 Tốc độ 07/06 Tốc độ 08/07 1 Áo jacket 3.855 4.626 4.163 1.20 0.90 2 Quần 2.236 3.399 3.467 1.52 1.02 3 Áo sơ mi 820 2.788 1.812 3.40 0.65 4 Quần áo khác 545 1.389 1.320 2.55 0.95

Nguồn: Báo cáo tình hình xuất khẩu của công ty qua các năm(2006-2008)

Qua bảng số liệu trên ta thấy giá trị xuất khẩu theo mặt hàng may mặc của công ty sang thị trường EU qua các năm là không đều nhau. Tuy nhiên, mặt hàng Áo jacket vẫn là mặt hàng may mặc mũi nhọn của công ty, còn giá trị các mặt hàng may mặc khác thì tăng giảm theo từng năm, năm 2006 đứng thứ hai sau mặt hàng Áo Jacket là Quần xuất khẩu, tiếp đến là Áo sơ mi, sang các năm tiếp theo công ty đã có những điều chỉnh trong cơ cấu hàng may mặc xuất khẩu công ty đã tập trung hơn vào xuất khẩu quần. Năm 2007 công ty đã có bước đột phá vượt bậc giá trị xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng với tốc độ tăng so với năm 2006. Năm 2008 vì chịu sự chi phối của tình hình khủng hoảng trên thế giới nên các mặt hàng xuất khẩu có chiều hướng giảm như: giảm mạnh nhất là mặt hàng Áo sơ mi (giảm 35%) tiếp theo là áo Jacket và Quần áo khác. Trừ mặt hàng Quần xuất khẩu vẫn tăng 0,2% so với năm 2007.

Điều nổi bật của công ty là công ty biết tập trung vào những mặt hàng mũi nhọn của mình là mặt hàng Áo jacket, điều đó chứng tỏ công ty đã biết tận dụng một

cách tối đa các điểm mạnh của mình đó là tập trung vào mặt hàng chủ lực, mặt hàng mà mình có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU, nhưng mặt khác công ty cũng không quên tìm kiếm khách hàng mới để tiêu thụ sản phẩm may mặc khác không chỉ riêng trên thị trường EU điều đó được minh chứng qua giá trị hàng may mặc khác của công ty qua các năm vẫn tăng đều.

2.4. Đánh giá chung

2.4.1. Đánh giá chung

2.4.1.1. Chất lượng

Đối với thị trường EU, EU không yêu cầu cụ thể về chất lượng hàng may mặc, phần lớn hàng may mặc có chất lượng khi các doanh nghiệp xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO, hoặc là hàng hoá đạt được tiêu chuẩn Châu âu EN, các tiêu chuẩn quốc gia như Đức có DIN, Hà Lan có NEN và Anh có BS. Để đánh giá chất lượng hàng hoá, khách hàng EU thường đánh giá gián tiếp thông qua hệ thống tiêu chuẩn quốc tế mà doanh nghiệp có được như ISO 9000, ISO 14000, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000,hoặc các nhãn sinh thái được gián lên sản phẩm. Những hàng may mặc của các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng quốc tế thường được khách hàng EU ưu tiên lựa chọn và sản phẩm có sức cạnh tranh cao.

Hiện nay, công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may đã đạt được chứng chỉ quốc tế ISO 9000, nhưng chưa đạt chứng chỉ trách nhiệm xã hội SA 8000 và chưa được gián nhãn sinh thái vì chi phí để thực hiện những tiêu chuẩn về môi trường trong quá trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ dư lượng kim loại nặng, chất tẩy, nhuộm độc hại sử dụng trong quá trình nhuộm đều vượt quá khả năng của công ty Sản xuất- Xuất nhập khẩu dệt may.

2.4.1.2. Mức độ hấp dẫn

Hàng may mặc của công ty chưa bắt kịp thị hiếu đa dạng của khách hàng EU, những sản phẩm xuất khẩu chủ lực như sơ mi, Jacket, áo khoác, áo len, quần âu được làm theo những mẫu chung, nguyên phụ liệu thông thường mà không có sự khác biệt, hơn nữa mức độ hấp dẫn hàng may mặc của công ty khó thể hiện được khi phương

thức sản xuất và xuất khẩu chủ yếu qua các trung gian thương mại, làm theo yêu cầu của các trung gian thương mại. Những nguyên liệu cao cấp như những loại vải dệt được ứng dụng công nghệ Nano tạo ra loại vải có sợi vải nhỏ mà bền đẹp, độ mịn cao, chống nhàu, chống thấm nước khi được may các sản phẩm sử dụng nguyên liệu như thế sẽ tạo ra sản phẩm rất đẹp tuy nhiên rất tiếc những nguyên liệu cao cấp như vậy, chưa được ứng dụng rộng rãi trong hàng may mặc của công ty.

Hàng may mặc của công ty chưa thể hiện được tính đa dạng trong mục đích sử dụng như các bộ quần áo mặc trong các buổi dạ hội, buổi lễ trang trọng, nơi công sở…Trong khi đó, hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh đa dạng và số lượng lớn với nhiều kiểu dáng khác nhau đáp ứng mọi mục đích sử dụng, ở mọi lứa tuổi, ở mọi mức thu nhập từ mức thu nhập cao, thu nhập trung bình đến mức thu nhập thấp. Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh còn có sự hỗ trợ đắc lực của các trung tâm thiết kế thời trang lớn như Tập đoàn gia công và sản xuất hàng may mặc Esquel china holdings của Trung Quốc có các trung tâm thiết kế thời trang ở Bắc kinh, Thượng hải, Thẩm quyến. Các trung tâm này nắm bắt rất tốt nhu cầu thị hiếu của khách hàng EU và có khả năng biến ý tưởng thành kiểu dáng mẫu mã. Còn hàng may mặc xuất khẩu của nhà sản xuất Nooyon Dentelle De Calaise của Pháp ở Srilanca cũng có sức hút với khách hàng EU rất lớn nhờ những thương hiệu nổi tiếng. . Mặt khác, công ty của Nooyon Dentelle De Calaise có lợi thế đội ngũ nhân viên giao dịch thông thạo tiếng Anh nên khả năng thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng tốt hơn, và góp phần làm cho hàng may mặc của công ty đa dạng mẫu mã hơn. Trước thực tế, là các đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thì hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may muốn cạnh tranh được cần có kế hoạch rõ ràng để nâng cao mức độ hấp dẫn của hàng may mặc để có thể đứng vững trên thị trường EU.

2.4.1.3. Uy tín thương hiệu

Uy tín thương hiệu sẽ là chỗ dựa vững chắc cho niềm tin của khách hàng. Khách hàng EU thông thường họ có xu hướng lựa chọn những hàng hoá mà thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường EU.

Hàng may mặc của công ty đang trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu tại thị trường EU. Nhìn chung, thương hiệu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU khá quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, nhưng đối với khách hàng EU thì chưa nhiều người biết đến. Sở dĩ, uy tín thương hiệu hàng may mặc của công ty bị hạn chế trong cạnh tranh với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh bởi các yếu tố sau:

Thứ nhất: Do phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của công ty chủ yếu làm gia công cho nhà nhập khẩu EU. Các nhà nhập khẩu EU cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, máy móc thiết bị và thị trường đầu ra sau khi hàng may mặc được công ty làm xong và xuất khẩu dưới nhãn mác của nhà nhập khẩu hoặc một nhãn mác nổi tiếng nào đó. Khách hàng EU khi tiêu dùng không biết đó là hàng may mặc được sản xuất tại công ty, trong khi đó những hàng may mặc tương tự được bầy bán trong các cửa hàng, siêu thị của EU như mặt hàng sơ mi, quần âu của công ty họ lại e ngại, thậm chí hàng may mặc mang thương hiệu của công ty được bán với giá rẻ hơn. Đây chính là hạn chế của công tác xúc tiến thương mại chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng EU được biết về những hàng may mặc của công ty đang được bán dưới những thương hiệu nổi tiếng và những sản phẩm đó có chất lượng tương đương với sản phẩm mang thương hiệu của công ty.

Thứ hai: Thương hiệu hàng may mặc của công ty chưa chứng minh cho khách hàng EU những giá trị gia tăng hàng may mặc của công ty mang lại. Gía trị gia tăng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 28)