Đặc điểm thị trường EU

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 47 - 48)

Chính sách thương mại chung của EU hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần những hạn chế trong buôn bán, giảm thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động buôn bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và khu vực.

Những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. EU là thị trường tiêu thụ hàng may mặc đầy tiềm năng. Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc thông thường của thị trường này càng lớn khi EU mở rộng ra thành 25 nước thành viên.

Theo thống kê Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan là những quốc gia tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất EU chiếm khoảng 77% trong tổng mức chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ và ít dân cư như Bỉ, Thuỵ Điển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao.

Với 10 quốc gia thành viên mới, các quốc gia này đều có mức tăng trong tiêu dùng hàng may mặc cao, trong đó mức tiêu dùng/người của Slovennia là lớn nhất đạt hơn 401 Euro năm 2008, tiếp đến người tiêu dùng Malta đạt 310 Euro. Trong các thành viên mới này có nhiều quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của hàng may mặc Việt Nam như cộng hoá Sec, Hungari, Balan, Latvia, Lithuanie, Slovakia, Estonia. Nhìn chung, 10 quốc gia thành viên mới của EU không phải là thị trường khó tính đối với hàng may mặc và do thu nhập bình quân đầu người thấp nên mức chi tiêu cho hàng may mặc thấp, vì thế hàng may mặc từ cấp thấp, cấp trung đến cao cấp đều có thể tiêu thụ được trên thị trường này.

Nghành xuất khẩu dệt may Việt Nam tại thị trường EU có rất nhiều đối thủ nặng ký như các công ty của Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ...

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập (Trang 47 - 48)