Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 29 - 32)

1. Công nghiệp

1.4Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu

Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến nông sản Việt Nam có những bước phát triển tích cực. Với hàng trăm ngàn cơ sở có qui mô khác nhau thuộc các thành phần kinh tế, hàng năm công nghiệp chế biến nông sản đã sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên, chế biến nông sản, trong đó có nông sản xuất khẩu vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu.

Xay xát lúa gạo (dạng chế biến đơn giản): cả nước có hơn 5.000 cơ sở xay sát tập trung với công suất từ 8 – 60 tấn/ca/cơ sở. Ở miền Bắc, các cơ sở này được xây dựng từ những năm 1960 đến nay đã cũ nát và hoạt động kém hiệu quả. Ở miền Nam, các cơ sở xay sát chủ yếu do tư nhân quản lý với thiết bị lạc hậu. Gần đâym, Việt Nam đã đầu tư một số nhà máy lớn tại đồng bằng sông Cửu Long với thiết bị hiện đại của nước ngoài phục vụ xuất khẩu gạo. Nhờ đó tỉ lệ gạo phẩm cấp cao (<10% tấm) đạt được trên 55%, tỷ lệ gạo phẩm cấp xấu (>35% tấm) giảm xuống còn 4%.

Biểu: Sản lượng một số sản phẩm nông sản chế biến (Đơn vị: 1.000 tấn)

Mặt hàng 2000 2001 2001 2003 2004 gạo, ngô xay

xát 22.225 25.460 27.400 27.094 27.150 Đường, mật 1.208,7 1.057,8 1.077,8 1.360,6 1.370,9 Chè búp khô 69,9 82,6 85,4 Chè chế biến 70,1 82,1 85,0 85,171 87,500 Cà phê nhân 802,5 840,6 688,7 793,7 834,6 Cao su mủ khô 290,8 312,6 331,4 363,5 400,1 Hoa quả hộp 11,438 11,450 28,275 44,080 44,00 Dầu thực vật 280,08 281,00 315,00 314,32 320,00

(Nguồn: Niên giám thống kê 2004)

Chế biến chè: cả nước hiện có 90 cơ sở chế biến công nghiệp, trong đó có 13 doanh nghiệp nhà nước, 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp ngoài nhà nước, công suất thiết kế đạt 1.190 tấn chè búp tươi/ngày, tương ứng với 89.827 tấn chè chế biến/năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu chè đen sang Iraq, Anh, Nga và một số nước Đông Âu. Các dây chuyền chế biến chè đen xuất khẩu chủ yếu nhập từ Liên Xô cũ, những năm gần đây có trang bị một số dây chuyền mới hiện đại hơn, nhưng nhìn chung thiết bị công nghệ chế biến còn lạc hậu, thiếu đồng bộ đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng ché xuất khẩu.

Chế biến cà phê: có 16 doanh nghiệp, trong đó có 1 doanh nghiệp nhà nước (Tổng công ty Cà phê Việt Nam), 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 14 doanh nghiệp ngoài quốc doanh với 50 dây chuyền chế biến cà phê nhân đạt công suất 100.000 tấn/năm. Chế biến cà phê của Việt Nam có 2 loại: chế biến cà phê hạt; cà phê rang, xay, hoà tan. Cà phê hạt chủ yếu chế biến bằng phương pháp khô với thiết bị thủ công lạc hậu, vì vậy chất lượng cà phê hạt rất thấp. Theo đánh giá của

WB, chỉ có khoảng 2% sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt loại 1 (R1), còn lại là loại R2 và R3 (cà phê xô). Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả xuất khẩu cà phê Việt Nam. Cả nước hiện chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến cà phê hoà tan phục vụ nhu cầu trong nước.

Chế biến cao su: Tổng công suất chế biến mủ cao su đạt khoảng 250.000 tấn/năm, trong đó của Tổng công ty Cao su là 225.000 tấn. Thiết bị và công nghệ chế biến mủ cao su của Việt Nam hết sức lạc hậu nên chỉ có khả năng đáp ứng nhu cầu cấp thấp (để sản xuất săm lốp) với thị trường chủ yếu là Trung Quốc, chưa có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chất lượng cao của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Gần đây, Tổng công ty Cao su đầu tư một số nhà máy chế biến hiện đại hơn, từ đó đã mở rộng khả năng xuất khẩu cao su mủ khô vào các thị trường tiềm năng này.

Chế biến rau quả: Cả nước có 43 doanh nghiệp chế biến rau quả xuất khẩu với tổng công suất chế biến là 150.000 tấn /năm. Nhìn chung, thiết bị công nghệ và điều kiện vệ sinh công nghiệp trong chế biến còn lạc hậu là yếu tố cơ bản hạn chế khả năng khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới và mở rộng thị trường của công nghiệp chế biến hoa quả xuất khẩu. Sản xuất nước hoa quả được coi là nhóm có tiềm năng phát triển mạnh, nhưng lại phát triển hết sức kém cỏi; cả nước chỉ có 14 cơ sở với công suất thiết kế đạt 34 triệu lít/năm, nhưng mới chỉ sử dụng được 1/3 công suất và cũng gặp nhiều khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. So với ngành công nghiệp trọng điểm khác, công nghiệp chế biến nông sản vừa nhỏ bé về qui mô, vừa lạc hậu về trình độ công nghệ, đơn điệu về sản phẩm sản xuất ra. Từ đó, sự

tác động của ngành công nghiệp chế biến nông sản đến sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế, tỉ trọng nông sản chế biến trong tổng sản lượng sản xuất còn rất thấp (chè: 55%; rau quả:5%; thịt: 1%...)

Công nghiệp mía đường: Ngành mía đường được phát triển mạnh từ khi có Chương trình mía đường (1995). Đến nay, cả nước đã có 44 nhà máy đường có năng lực chế biến 12-15 triệu tấn mía/năm và sản xuất trên 1,2 triệu tấn đường. Sự phát triển của ngành này đã có những tác dụng tích cực nhất định đến việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo ở một số vùng và giảm kim ngạch nhập khẩu đường. Tuy nhiên, ngành mía đường Việt Nam còn non yếu trên nhiều mặt: Phần lớn nhà máy có công suất nhỏ (700-1000 tấn mía/ngày), thiết bị lạc hậu, hiệu quả và chất lượng thấp; vùng nguyên liệu nhỏ bé, phân tán, chưa được đầu tư cân đối với phát triển công nghiệp chế biến đường, năng suất và chất lượng mía còn thấp.

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 29 - 32)