Lợi thế về tài chính

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 78 - 80)

Trong những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, áp lực mục tiêu tăng trưởng đã giảm đáng kể so với những năm trước. Mục tiêu tốc độ tăng trưởng trong năm 2007 mà Quốc hội đặt ra là 8% và kiềm chế lạm phát sẽ là tâpk trung của chính sách trong năm tới khi tốc độ gia tăng giá cả đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân như vậy tình hình lãi suất sẽ rất nóng bỏng theo xu thế kiềm chế tốc độ gia tăng tín dụng và tập trung vào cải thiện chất lượng vốn cho vay của Ngân hàng. Thị trường tàI chính trong năm 2007 sẽ rất sôi động với sự khởi đầu của nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài và sự tham gia thị trường của nhiều Ngân hàng quốc tế. Mặc dù thị trường Ngân hàng vẫn chưa được mở cửa cho đến năm 2008 theo lộ trình BTA, nhiều Ngân hàng quốc tế sẽ nỗ lực tìm kiếm đối tác Việt Nam và trở thành các cổ đông chiến lược bằng cách mua lại các cổ phần ngân hàng trong nước, tạo cơ sở cho sự tham gia thị trường của họ trong vài năm tới. Các Ngân hàng thương mại tiếp tục hoạt động có lãi khi nền kinh tế trên đà phát triển mạnh mẽ, dù vậy nhiều rủi ro vẫn đang tiềm ẩn trong thị trường bất động sản. Tình hình khó có thể được cảI thiện đáng kể trong những năm tới khi giá đất đang bị các hoạt động đầu cơ đẩy lên khá cao so với khả năng của đại bộ phận dân chúng. Nếu nhà

đầu tư bất động sản bị phá sản hay giá đất giảm xuống mức thực tế một cách quá nhanh thì hệ thống Ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.

Thị trường chứng khoán trong những năm tới sẽ khởi sắc với sự tham gia thị trường của các công ty lớn và hấp dẫn như Vinamilk, Sacombank,..tạo nên nhiều cơ hội đầu tư và xâm nhập của các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2007 cũng sẽ là năm của các Tổng công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế qua việc phát hành cổ phiếu doanh nghiệp nhằm tàI trợ các dự án đầu tư dài hạn. Tăng cường vay tín dụng trên thị trường quốc tế đem lại cho các doanh nghiệp cơ hội huy động vốn dàI hạn với lãi suất cạnh tranh đồng thời gia tăng rủi ro tài chính của nền kinh tế( đặc biệt trong bối cảnh Việt nam đang từng bước tự do hoá các giao dịch vốn) do đó đòi hỏi Chính phủ phải có những nỗ lực nâng cao công tác quản lý vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong giai đoạn hội nhập. Nhà nước phải luôn là thành phần nòng cốt của các Ngân hàng thương mại nhà nước, đồng thời đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cạnh tranh lành mạnh của các Ngân hàng thương mại trong toàn hệ thống theo pháp luật. Phát triển và nâng cao chất lượng hệ thống quỹ tín dụng nhân dân để thực sự trở thành tổ chức tín dụng hợp tác động lập trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho công chúng và doanh nghiệp tiếp cận với các dịch vụ Ngân hàng, trên cơ sở đó mở rộng các hình thức thanh toán qua Ngân hàng.Đảm bảo quyền kinh doanh của các Ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài theo cam kết quốc tế. Loại bỏ các hình thức bảo hộ, bao cấp,ưu đãI và phân biệt đối xử giữa các tổ chức tín dụng. Thực hiện mở của thị trường dịch vụ Ngân hàng và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực Ngân hàng theo

đúng lộ trình đã cam kết tại các hiệp định song phương và đa phương.Phấn đấu hoàn thành về cơ bản chương trình tái cơ cấu Ngân hàng thương mại đã được Chính phủ phê duyệt. Nâng cao khả năng sinh lời, xử lý dứt điểm nợ tồn đọng và cải thiện bảng cân đối tài sản của các Ngân hàng thương mại. Phát hành cổ phiếu và tráI phiếu dài hạn để tăng vốn tự có theo đúng chuẩn mực quốc tế. Đến năm 2010 hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ các thíêt chế và chuẩn mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ-ngân hàng, hoàn thiện căn bản Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng. Qua đó phát triển thị trường tàI chính theo hướng có cơ cấu hoàn chỉnh, quy mô và phạm vi hoạt động rộng, an toàn được quản lý giám sát chặt chẽ, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi đối tượng tham gia đầu tư, từ đó chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế. Phát triển mạnh thị trường chứng khoán, từng bước là cho thị trường này thực sự trở thành kênh huy động vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế từng bước phảI niêm yết cổ phiếu và huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tăng cường hoàn thiện thị trường tiền tệ, lành mạnh hoá các giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường, tăng cường liên kết giữa thị trường tiền tệ với thị trường tàI chính cả về hoạch định chính sách, cơ chế hoạt động, quản lý điều hành và giám sát hoạt động.

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 78 - 80)