Lợi thế về Nông nghiệp

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 82 - 87)

Việt Nam là quốc gia đang phát triển ở trình độ cấp thấp, giá nhân công rẻ do thu nhập người dân còn thấp, bên cạnh đó là lợi thế do thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hoà, bờ biển trải dài, tài nguyên phong phú sẽ là nơi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực du lịch, thương mại, dịch vụ và sản xuất công nghiệp. Sự thành công của các khu chế xuất, khu công nghiệp Tân Thuận, Linh Trung, Tân Tạo tại TP Hồ Chí Minh, các khu công nghiệp ở Đồng Nai, Bình Dương..., kim ngạch xuất khẩu và GDP của Việt Nam tăng hàng năm đã minh hoạ cho các lợi thế, và các chủ trương kêu gọi đầu tư của Việt Nam. Là một nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ sẽ

giúp Việt Nam thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều nhân công như may mặc, da giầy...Điều này sẽ giải quyết lớn được vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. Với bờ biển trải dài và khí hậu ôn hoà sẽ giúp Việt Nam có cơ hội phát triển các sản phẩm nông nghiệp như nuôi trồng thuỷ sản, các cây lương thực như lúa gạo, các cây công nghiệp như cao su, cà phê, tiêu, điều và các vùng rau, hoa, quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm. Cơ hội này càng được nhân lên khi Việt Nam tham gia vào WTO, các định chế tự do thương mại được thực hiện thì sẽ không còn các rào cản về hạn ngạch Quota, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam không chỉ xuất khẩu cho một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Pháp, Đức, Nga.... mà sẽ dễ dàng vào các thị trường Mỹ, các quốc gia Châu Âu và các quốc gia khác trên thế giới. Đây không chỉ là cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước mà còn là cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam để khai thác các lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.

Các cam kết mở cửa thị trường, giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam sẽ giúp cho sản phẩm hàng hoá Việt Nam giảm giá đáng kể do đầu vào của nguyên liệu được giảm thuế, và khi xuất khẩu theo nguyên tắc có đi có lại của các quốc gia thành viên WTO, sẽ không có sự áp đặt thuế nhập khẩu của các quốc gia nhập khẩu, sẽ tạo cho sản phẩm của Việt Nam dễ cạnh tranh hơn, như thế cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ở Việt Nam). Khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, các sản phẩm của các doanh nghiệp này sẽ ghi xuất xứ “Made in Việt Nam”, kim ngạch xuất khẩu, các chỉ tiêu tính GDP thuộc Việt Nam, nguyên

tắc không phân biệt đối xử, luật đầu tư chung của Việt Nam đã khẳng định không phân biệt đối xử với các đối tượng sở hữu doanh nghiệp, vì thế những doanh nghiệp này phải được xem là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân ở Việt Nam, chịu trách nhiệm pháp lý về kinh doanh tại Việt Nam và được hưởng các quyền lợi chính đáng của một doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ thu hút được một lượng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Kinh tế Việt Nam phát triển và tăng trưởng nhanh trong mấy năm gần đây do lợi thế xuất khẩu, sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân. Người dân có thu nhập cao, sẽ có nhu cầu mua sắm và tạo ra nhu cầu của thị trường và tạo ra sự kích thích sản xuất. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài trong việc chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.

Yếu tố chính trị ổn định của Việt Nam cũng là một lợi thế giúp cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm bỏ vốn kinh doanh.

KẾT LUẬN

Việc gia nhập WTO là một cơ hội và thách thức đối với Việt Nam. Với tư cách là thành viên chính thức của WTO chúng ta sẽ thu được nhiều lợi ích mà quan trọng nhất là đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển,hoà nhập với nền kinh tế chung của thế giới, từ đó dần nâng cao vị thế của kinh tế Việt nam trên trường quốc tế. Khi trở thành thành viên chính thức của WTO sẽ mang đến những cơ hội cho các nhà xuất khẩu cải thiện khả năng tiếp cận thị trường và mang đến nhiều lợi thế trong giảI quyết tranh chấp thương mại cho phép hàng hoá Việt nam được cạnh tranh trêan mặt bằng bình đẳng với các nước thành viên khác. Nhưng là thành viên chính thức Việt nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn do địa vị kinh tế, đặc điểm xã hội-chính trị là một nước đang phát triển. Tuy nhiên với sự nỗ lực của mình, Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về tư duy, tạo sự đồng thuận trong nhận thức ở tất cả các cấp về công cuộc đổi mới nói chung, về hội nhập kinh tế quốc tế

nói riêng đến việc tiếp tục đổi mới hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách, đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

1. Giải pháp các vấn đề về thủ tục gia nhập WTO- NXB Thế giới, Hà Nội

2. Số liệu thống kê tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 2001-2005

3. Những đặc điểm cơ bản và xu thế phát triển kinh tế của các nước đang phát triển-Tạp trí những vấn đề kinh tế thế giới( t1-2006)

4. Thông tấn xã Việt Nam, Các vấn đề quốc tế(2/2005)

5. Tìm hiểu tổ chức Thương mại quốc tế WTO-NXB Chính trị quốc gia, Hà nội,

6. Kinh tế Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO-NXB Thế giới, Hà nội

7. Thông tin kinh tế tại Website Bộ thương mại 8. Thông tin tại Website Tổng cục thống kê 9. Thông tin tại Website Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu WTO và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam khi trở thành thành viên của WTO (Trang 82 - 87)