Chiến lược sản phẩm.

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ (Trang 64 - 69)

Bảng 14: Lựa chọn thị trường.

4.1Chiến lược sản phẩm.

4.1.1 Phương án 1: Đa dạng hoá sản phẩm.

Sản phẩm của công ty khi xuất sang Mỹ có số lượng chủng loại không nhiều. Vì vậy khi nhận thấy việc đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường Mỹ nhờ vào hoạt động Maketing có hiệu quả công ty đã đi đến quyết định sản xuất thêm nhiều chủng loại quần áo để xuất khẩu vào Mỹ. Đáp ứng tiêu dùng của người dân Mỹ về sản phẩm may mặc.

Ưu điểm:

- Phục vụ mục tiêu chiếm lĩnh thị trường.

- Phù hợp với xu thế hiện nay của thị trương Mỹ. Nhược điểm:

- Đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn.

4.1.2. Phương án 2: Nâng cao chất lượng hàng may mặc.

Mỹ là một thị trường khó tính nhất. Sản phẩm nước ngoài vào thị trường Mỹ phải đáp ứng được chất lượng thì mới đứng vững được không có sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay. Là một công ty mới được thành lập chưa lâu, muốn có được chỗ đứng trên thị trường Mỹ thì công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu.

Ưu điểm :

- Là điều kiện đầu tiên để công ty thâm nhập vào thị trường Mỹ. - Là cơ sở để cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Nhược điểm:

- Đòi hỏi vốn lớn đầu tư vào công nghệ.

4.1.3. Phương án 3: Xuất khẩu chuyển dịch sang hàng dệt kim. Ưu điểm:

Phù hợp với cơ cấu chuyển dịch của người tiêu dùng, nhập khẩu ở Mỹ. Công ty đã có tiềm lực sẵn.

4.1.4. Phương án 4: Sự khác biệt sản phẩm.

Điểm yếu của công ty HANOTEX là chưa có tên tuổi trên thị trường Mỹ. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ có tiếng tăm trên thị trường Mỹ.Vì vậy muốn tạo ra được tên tuổi của mình thì công ty phải thực hiện sự khác biệt hoá sản phẩm hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh.

Ưu điểm:

- Cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường Mỹ. - Là tiền đề công ty mang nhãn hiệu được tên mình. - Dễ chiếm thị trường.

- Thu hút nhiều đơn đặt hàng. Nhược điểm:

- Phương án này công ty chưa thể đáp ứng được.

4.1.5. Phương án 5: Sử dụng nhãn hiệu của các nhà sản xuất Mỹ.

Do chưa có tên tuổi trên thị trường Mỹ, công ty phải sử dụng nhãn hiệu của nhà sản xuất và bán lẻ Mỹ để sản phẩm của công ty được vào thị trường Mỹ

Ưu điểm:

- Nhãn hiệu của công ty không có tên tuổi, như vậy việc sử dụng nhãn hiệu của nhà sản xuất Mỹ là tất yếu

- Những nhà sản xuất có danh tiếng lâu năm. - Nhãn hiệu được đảm bảo.

Nhược điểm:

- Người tiêu dùng không biết nơi sản xuất. - Chi phí lớn để công ty mua nhãn hiệu.

- Công ty không khẳng định được tên tuổi của mình ở thị trường Mỹ. 4.2. Chiến lược giá.

Nhìn chung công ty chưa thể đưa ra được một chiến lược giá hoàn chỉnh.Tận dụng lợi thế của công ty cùng với việc hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký kết, được hưởng NTR nên công ty có thể thưc hiện việc giảm gía để cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Tuy nhiên việc này đem lại lợi nhuận không cao và dễ bị các nhà sản xuất ở Mỹ kiện vì tội bán phá giá. Vấn đề công ty cần phải lưu ý tới.

4.3. Chiến lược phân phối:

Với chiến lược này công ty đã mở rộng phân phối qua các siêu thị bình dân, bán lẻ ở Mỹ.

Ưu điểm:

- Kênh phân phối sẽ tiêu thụ hàng hoá trong khi đó công ty chỉ chuyên sâu vào sản xuất.

- Những nhà phân phối thường hiểu rõ tình hình thị trường giảm bớt tỷ lệ rủi ro cho công ty.

Nhược điểm:

- Lợi nhuận chia sẻ.

- Không có sự liên lạc trực tiếp giữa công ty và khách hàng.

Tuy nhiên bước đâu thâm nhập vào thị trường Mỹ công ty sử dụng cách này là hoàn toàn đúng.

4.4 Chiến lược khuyến mãi.

Tăng cường công tác khuyến mãi thông qua các, hội chợ, triển lãm, phương tiện truyền thông, bán hàng cá nhân, mạng internet

Ưu điểm:

- Truyền đat thông tin về sản phẩm tới khách hàng - Khách hàng biết đến nhãn hiệu của công ty

Nhược điểm:

4.5. Chiến lược phục vụ khách hàng.

Đây là chiến lược mà công ty đưa ra nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất khi khách hàng mua sản phẩm của công ty. Khách hàng có thể tự do lựa chọn sản phẩm của mình. Công ty cũng có thể khi chấp nhận khi khách hàng đổi lại sản phẩm mà họ đã mua.Văn hoá bán hàng luôn được công ty quan tâm vì nếu người bán tỏ thái độ không nhiệt tình thì khách hàng Mỹ có thể sẽ làm chiến dịch tẩy chay hàng hoá của công ty ngay lập tức.

Ưu điểm:

- Khách hàng có được cái nhìn thiện cảm với công ty. - Tạo được uy tín cho doanh nghiệp.

Nhược điểm: - Chi phí tốn kém. 5. Kết quả đạt được.

Với những nỗ lực thực hiện Marketing trong thời gian qua công ty đã đạt được kết quả đáng khích lệ.

Được thành lập vào cuối năm 1998 nên sang năm 1999 công ty hoạt động không có hiệu quả. Điều này cũng là điều hiển nhiên của những công ty mới gia nhập thị trường.

Bảng 16: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 1999.

Đơn vị: VNĐ

Chỉ tiêu. Lượng

1. Tổng doanh thu. 4.921.778.778 Trong đó: Doanh thu hàng xuất khẩu. 4.179.128.185 2. Doanh thu thuần. 4.921.778.778 3. Giá vốn hàng bán. 4.786.812.845

4. Lợi nhuận gộp. 134.965.933

5. Chi phí bán hàng. 24.541.989 6. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 115.539.593 7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. -5.115.649 8. Thu nhập từ hoạt động tài chính. 71.510 9. Chi phí quản hoạt động tài chính . 0

10. Thu nhập từ hoạt động bất thường. 440.000 11. Chi phí hoạt động bất thường. 0

12. Tổng lợi nhuận trước thuế. - 4.604.139

Như vậy, trong năm này lợi nhuận của công ty là không có, công ty còn bị lỗ 4.604.139. Do mới thành lập công ty chủ yếu nhận gia công đặt hàng từ phía Hồng Kông, giá gia công lại thấp nên giá vốn hàng bán của công ty là rất cao. Chi phí gián tiếp của công ty tuy không cao nhưng lợi nhuận gộp thấp vẫn không bù đắp được. Mặc dù mới thành lập nhưng công ty cũng đã thử sức với thị trường tài chính. Thời gian tới, nếu như công ty chú ý đầu tư đúng mức trong lĩnh vực này thì lợi tức hoạt động tài chính sẽ là nguồn đóng góp lớn vào lợi nhuận của công ty.

Với những gì mà năm khởi đầu công ty đạt được. Công ty bước vào thực hiện các chỉ tiêu năm 2000 – 2001 trong đó có hai chỉ tiêu quan trọng là doanh thu và lợi nhuận.

Bảng 17: Báo cáo thực hiện doanh thu và lợi nhuận năm 2000 – 2001

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu KH 2000 TH 2000 TH/K H 2000 KH 2001 TH 2001 TH/KH 2001 1. Tổng doanh thu 52.00 0 63.890 122.87 58.00 69.404 120.35 2. Doanh thu thuần 52.00

Một phần của tài liệu Chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ (Trang 64 - 69)