III. HOÀN THIỆN CÁCH TRẢ LƯƠNG ĐỐI VỚI BỘ PHẬN QUẢN LÝ
2. Hoàn thiện cách trả lương cho cán bộ quản lý lãnh đạ o:
Như đã nêu ở chươngII, cách trả lương cho bộ phận quan lý lãnh đạo
Công ty hiện nay dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, người quản lý vì lợi ích của
bản thân mà có thể đẩy người lao động đến việc lao động quá sức.
Qua khảo sát thực tế, tôi thấy rằng Công ty có thể áp dụng cách trả lương cho cán bộ quản lý như sau:
Tiền lương của bộ phận quản lý = Tiền lương đầy đủ theo cấp bậc ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng x KTLCNS X Trong đó:
Tổng số tiền lương sản phẩm của CNSX - Các khoản không có tính chất lương KTLCNS X =
Tổng quỹ lương kế hoạch tháng của CNSX
Tổng quỹ lương kế hoạch tháng của CNSX = Số CNSX theo chế độ định biên tháng bậc 6 x Lương đầy đủ tháng (KTLCNSX : Hệ số hoàn thành quỹ lương của CNSX)
Các khoản không có tính chất lương:
+Tiền tiết kiệm vật tư
+Tiền khuyến khích chất xám
+Các sản phẩm đã được khoán gọn
Ta lấy ví dụ tháng 10/2000
Quỹ lương tháng 10/2000 của CNSX: 340.500 (ngàn đồng)
Các khoản không có tính chất lương: 35.000 (ngàn đồng)
Số công nhân theo chế độ định biên bậc 6 là: 245 (người)
Lương đầy đủ tháng theo cấp bậc của họ là: 3,23 x 210.000=678.300 (đồng)
Tổng quỹ lương kế hoạch: 245 x 678.300 =168.388 (ngàn đồng)
(340.500 - 35.000)
K =
168.338
= 1,8
Áp dụng tính cho ông: Tô Vĩnh Viễn - Trưởng phòng tổ chức lao động
210.000 x 3,82 = 802.200 (đồng)
Ngày công làm việc là 26 ngày Tiền lương tháng 10/2000:
802.200 x 1,8=1.443.960 (đồng)
Tương tự ta cũng tính cho cán bộ quản lý ở các bộ phận khác.
Thực hiện cách trả lương này sẽ vừa gắn trách nhiệm người quản lý đối với người lao động của mình mà vẫn đảm bảo thu nhập của người lao động cũng như thu nhập của người quản lý.
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường khi các doanh nghiệp hoạt động sản xuất
hình (Nhà nước) thì việc quản lý kinh doanh cần phải có sự hài hòa giữa
tính khoa học và tính nghệ thuật làm sao vừa đúng quy định của Nhà nước
lại có tính mềm dẻo, nhạy bén cần thiết.
Đối với công tác trả lương cũng vậy, dòi hỏi doanh nghiệp phải lựa
chọn một hình thức trả lương công bằng và phù hợp với đặc điểm tổ chức
sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời phát huy tối đa vai trò đòn bẩy kinh
tế của tiền lương.
Không ngừng hoàn thiện công tác trả lương là một yêu cầu tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ việc hoàn thiện hình thức trả lương trong doanh nghiệp không những trả đúng, trả đủ cho người lao động,
mà còn làm cho tiền lương trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy người lao
động hăng say trong công việc.
Qua khảo sát thực tế tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội, Công ty áp
dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. Cách trả lương của Công ty thực
sự đã khuyến khích được người lao động không ngừng học hỏi, nâng cao
tay nghề, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hình thức trả lương này đã gắn chặt lợi ích cá nhân của người lao động với lợi ích tòn Công ty.
Trong thời gian tìm hiểu và phân tích hình thức trả lương tại Công ty.
Tôi thấy rằng công tác tiền lương của Công ty cơ bản là tốt, nhưng vẫn còn một số hạn chế do các nguyên nhân khách quan hay chủ quan mang lại. Vì vậy, qua luận văn này tôi cố gắng phân tích đánh giá những tồn tại và tìm ra
nguyên nhân để từ đó đưa ra một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác
trả lương của Công ty ngày một tốt hơn, đáp ứng lòng mong mỏi của người lao động.
Tuy nhiên điều đó mới chỉ là suy nghĩ chủ quan của bản thân nên
bảo của thầy giáo hướng dẫn, của cán bộ công nhân viên trong Công ty cũng như bạn đọc để luận văn mang tính thiết thực hơn nưã.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo Nguyễn
Cảnh Lịch, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn, các cán bộ phụ trách công tác định mức, thống kê, Phòng tổ chức lao động của Công ty đã giúp đỡ tôi
hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.