Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 56 - 58)

Trước tình hình kinh tế xã hội của đất nước tăng trưởng và phát triển nhanh qua các năm cũng như những đổi mới trong cơ chế quản lý, điều hành đất nước, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã có định hướng chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với chính sách tiền tệ của Nhà nước, nhanh chóng hòa nhập vào thị trường để tồn tại, đứng vững và ngày càng tăng trưởng, phục vụ có hiệu quả cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế đất nước.

• Tín dụng trung dài hạn đã thực hiện phương châm đổi mới cơ chế, lĩnh vực đầu tư nền kinh tế theo chiều sâu. Ngân hàng đã cung ứng vốn cho những doanh nghiệp có tiềm năng mở rộng sản xuất nhưng lại thiếu vốn. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, các đơn vị rất cần đổi mới thiết bị để tăng năng suất và và nâng cao chất lượng sản phẩm thì hình thức tín dụng trung - dài hạn là một giải pháp đúng đắn để chuyển hoạt động của của các đơn vị kinh tế.

• Ngân hàng đã tích cực triển khai thay đổi cơ cấu kinh tế, nâng tỷ trọng cho vay trung - dài hạn trong tổng dư nợ, tập trung đa dạng hoá các ngành,các thành phần kinh tế, có sự khuyến khích ưu đãi với các khách hàng truyền thống, tạo màng

lưới khách hàng đáng tin cậy. Tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo/ Tổng dư nợ luôn đạt từ 70-78%, đặc biệt là các khoản vay trung và dài hạn có tài sản đảm bảo đều đạt 80- 90% để đảm bảo an toàn cho Ngân hàng

• Thủ tục cho vay được đơn giản hóa để giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến vay vốn tại Ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo thực hiện đúng quy chế được ban hành của các cấp có thẩm quyền trong việc lập hồ sơ xét duyệt. Bên cạnh đó trong quá trình cho vay, Ngân hàng tiến hành thực hiện kiểm tra, gồm cả kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Kiểm tra trước khi cho vay để ngân hàng xem xét tính khả thi của dự án, từ đó quyết định cho vay hay không.

- Kiểm tra trong khi cho vay :ngân hàng thực hiện mỗi lần phát tiền vay phải có khối lượng, thiết bị hoặc chi phí công trình làm đảm bảo.

- Kiểm tra sau khi cho vay là khâu mà ngân hàng rất chú trọng : Kiểm tra các chứng từ vay vốn, đảm bảo nghiệp vụ cho vay đúng chế độ, thể lệ nhà nước ban hành. kiểm tra đơn vị sử dụng tiền có đúng mục đích hay không. tiền vay phát ra có thực sự dùng để đầu tư máy móc, thiết bị hay chi phí cho công trình có đúng mục đích xin vay hay không.

Ngoài ra, ngân hàng còn được xem xét các vấn đề thị trường, sản phẩm tiêu thụ thu nhập… của doanh nghiệp ở phạm vi cho phép. Việc kiểm tra được cán bộ tín dụng tiến hành thường xuyên, đồng thời có sự kiểm tra lẫn nhau, kiểm tra giữa các cán bộ và các phòng nghiệp vụ.

• Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã lựa chọn những cán bộ giỏi, có tài, có trách nhiệm với công việc, nhiệt tình công tác vào phòng kinh doanh để đầu tư những công trình trọng điểm, nhiều khó khăn, tạo điều kiện giúp đỡ chủ đầu tư, hoàn tất trong thời gian ngắn nhất đưa công trình vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

• Chính sách tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng đề ra phù hợp với thực tế phát triển của nước ta và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Theo đó, hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH

• Hoạt động kinh doanh tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng, trong đó tín dụng trung và dài hạn được củng cố chấn chỉnh, đảm bảo được an toàn và giảm đi phần nào tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi. Các hoạt động kinh doanh khác tiếp tục được củng cố, mở rộng và mức sinh lời từ các hoạt động này được tăng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được của Ngân hàng trong thời gian qua, vẫn tồn tại nhiều khó khăn và các vấn đề cần khắc phục, trong đó có các vấn đề liên quan đến chất lượng tín dụng cần phải giải quyết.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w