Chất lượng tín dụng trung và dài hạn:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 51 - 53)

2.2.2.1. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội qua chỉ tiêu Dư nợ tín dụng trung và dài hạn:

Bảng 7: Tình hình dư nợ tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số tiền Kết

cấu tiềnSố Kết cấu 06-07(%)So sánh tiềnSố Kết cấu 07-08(%)So sánh Tổng dư nợ 5.983 100 9.419 100 57,43 9.510 100 0,97 -Dư nợ ngắn hạn 4.211 70,39 6.028 64 43,15 6.286 66,1 4,28 -Dư nợ trung và dài hạn 1.772 29,61 3.391 36 91,36 3.224 33,9 -4,92

(Nguồn: Báo cáo cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng dư nợ của Ngân hàng tính đến ngày 31/12/2008 đạt 9.510 tỷ đồng, chỉ tăng 0,97% so với năm 2007, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm 66,1%, dư nợ trung và dài hạn chiếm 33,9%. Như vậy, mặc dù vẫn tiếp tục duy trì cơ cấu tín dụng theo hướng đã xác định đầu năm 2007 nhưng tốc độ tăng

trưởng dư nợ trung và dài hạn có phần giảm sút so với năm 2007. Ta có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ sau:

Biểu đồ tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội giai đoạn 2006-2008

Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 6.286 tỷ đồng, tăng 4,28% so với năm 2007, trong khi đó dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2007 tăng đến 43,15% so với năm 2006. Nguyên nhân của tình hình này chính là do ảnh hưởng tiêu cực của những biến động kinh tế trong năm vừa qua. Xu hướng đi xuống của nền kinh tế,tình hình lạm phát và các biện pháp điều chỉnh lãi suất của NHNN trong việc kiềm chế lạm phát đã tác động mạnh đến toàn hệ thống Ngân hàng. Do lãi suất bị đẩy lên quá cao nên hoạt động cho vay diễn ra ảm đạm, xuất hiện động thái tích trữ, tiết kiệm trong dân chúng trong năm vừa qua.

Tình hình tín dụng trung và dài hạn cũng không mấy khả quan. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đạt 3.224 tỷ đồng, giảm 4,92% so với năm 2007. Mặc dù Ngân hàng vẫn tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các dự án có hiệu quả nhưng vẫn không đạt được kết quả như mong muốn. Thị trường bất động sản ảm đạm, người dân ít có nhu cầu mua bán giao dịch nhà đất hơn. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh, trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống hiện nay, họ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn về tài chính. Ngân hàng vì đảm bảo an toàn nên cũng khó để cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn của mình. Mặt khác, năm 2008 diễn ra việc thu nợ các dự án cho vay trước đây đã đến hạn trả nợ nên dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2008 giảm so với năm 2007.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 51 - 53)