Kết quả kinh doanh:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 46 - 48)

Bảng3:Một số chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất(Tính tại 31/12/2008)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 Tăng trưởng

07-06(%) 2008 Tăng trưởng 08-07(%) Tổng tài sản có 11.685.318 23.518.684 109,1% 23.606.717 0,37% Tổng dư nợ 5.983.267 9.419.378 57,43% 10.515.947 11,64% Tổng tài sản nợ 9.928.937 20.339.339 104,86% 20.613.956 1,35% Tổng huy động 9.735.102 19.970.336 105,13% 19.961.017 -0,047% Vốn điều lệ 1.000.000 2.000.000 100% 2.800.000 40% Tổng vốn cổ đông 1.756.381 3.179.345 81,04% 2.992.761 -0,87%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội)

Nhìn vào bảng số liệu ta nhận thấy tổng tài sản, vốn điều lệ và các quỹ dự trữ của ngân hàng liên tục tăng qua các năm từ năm 2006 tới năm 2008 đã tạo điều kiện để ngân hàng mở rộng quy mô, thị phần và củng cố hình ảnh của mình trong hệ thống ngân hàng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Bên cạnh đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng được nâng cao rõ rệt thể hiện sự tăng lên của doanh thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế. Uy tín của ngân hàng tăng lên, từ đó mà lượng tiền gửi và lượng tiền cho vay cũng tăng lên. Vốn huy động tăng trưởng mạnh, đặc biệt là huy

động từ dân cư và các tổ chức tài chính, tạo thế ổn định trong hoạt động của ngân hàng.

Để có được những thành quả như trên, ngân hàng ngày càng chú trọng củng cố hệ thống quản trị dựa trên nền tảng công nghệ và quy trình hợp lý, góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện chương trình tái cấu trúc và hiện đại hóa ngân hàng. Habubank cũng không ngừng hoàn thiện công tác marketing, phát triển sản phẩm và chăm sóc khách hàng. Sản phẩm của Habubank ngày càng đa dạng phong phú đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Thêm vào đó, Habubank vẫn tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng phù hợp với các mục tiêu đề ra, kết hợp với việc phát triển sản phẩm mới và ngày càng tạo lập được hình ảnh Habubank trong công chúng, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các đô thị lớn, đặc biệt là tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh phù hợp với chiến lược phát triển của ngân hàng.

Bên cạnh những thành công mà Ngân hàng đã đạt được đó, còn có những điểm yếu mà Ngân hàng phải nỗ lực để khắc phục, có thể kể ra đây các nhược điểm sau:

- Công tác thu hồi nợ tồn đọng, mặc dù đạt được những kết quả khả quan vẫn tiến triển chậm so với kế hoạch đề ra;

- Việc triển khai một số chương trình marketing, chương trình sản phẩm mới, chương trình hiện đại hóa công nghệ vẫn còn nhiều điểm bất cập, thiếu đồng bộ dẫn đến hạn chế hiệu quả hoạt động;

- Các chương trình phát triển nguồn nhân lực mặc dù có những đầu tư lớn và tiến bộ trong công tác tuyển chọn, đào tạo, đãi ngộ, vẫn còn khập khiễng và thiếu đồng bộ dẫn đến hiệu quả động viên, cổ vũ và thu hút nhân tài còn hạn chế;

- Các chương trình kiểm soát và quản trị rủi ro thị trường, phát triển thẻ và mở rộng mạng lưới mặc dù đã được bắt đầu nhưng quá trình phát triển khai còn bị chậm trễ.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Trang 46 - 48)