Thực trạng khả năng tiếp nhận thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 42 - 47)

- Thông tin từ các doanh nghiệp sử dụng thông tin thị tr−ờng

2.2.1. Thực trạng khả năng tiếp nhận thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp

trong điều kiện hội nhập, các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng ra đời và ngày cành lớn mạnh. Hơn thế, với khả năng mở rộng quan hệ với các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng trên phạm vi toàn cầu, hoạt động của các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp có thêm điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin một cách đầy đủ, cập nhật và có quyết định đúng cho th−ơng vụ của họ.

Mặt khác, cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật (đặc biệt về công nghệ thông tin) và trình độ của cán bộ thông tin thị tr−ờng đ−ợc nâng cao, việc kết nối thông tin thị tr−ờng giữa doanh nghiệp với cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng là hết sức thuận lợi.

Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay, hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng đang lớn mạnh cả về quy mô, phạm vi hoạt động và chất l−ợng thông tin cũng nh− ph−ơng thức kết nối để đ−a thông tin thị tr−ờng đến với doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.

2.2.Thực trạng khả năng của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin thị tr−ờng

2.2.1. Thực trạng khả năng tiếp nhận thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp nghiệp

Nh− ta đã biết, dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng đạt hiệu quả cao hay thấp không chỉ phụ thuộc vào năng lực của cơ quan cung cấp dịch vụ và chất l−ợng hay độ tin cậy của thông tin mà nó còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin của bản thân doanh nghiệp.

Trong bối cảnh hiện nay, số l−ợng và loại thông tin thị tr−ờng đ−ợc phổ biến rộng rãi và t−ơng đối cập nhật qua các trang web, các ấn phẩm, các báo, tạp chí, các cơ quan đại diện ở n−ớc ngoài…

Để có đ−ợc thông tin thị tr−ờng phục vụ cho hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể tự tìm kiếm thông tin thị tr−ờng hoặc sử dụng dịch vụ t− vấn và

cung cấp thông tin thị tr−ờng của các hãng thông tấn, các cơ quan cung cấp thông tin chuyên ngành.

a/ Tr−ờng hợp doanh nghiệp tự tìm kiếm và tiếp nhận thông tin thị tr−ờng

Trong điều kiện hiện nay, mỗi doanh nghiệp có khả năng tự tìm kiếm thông tin thị tr−ờng phục vụ cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của mình. Họ có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nh−: Từ các báo, tạp chí, từ các trang web, từ các bản tin chuyên ngành và đặc biệt từ đối tác/bạn hàng hoặc các cơ quan đại diện ở n−ớc ngoài…

Hiện đa số các doanh nghiệp đ−ợc khảo sát trả lời họ luôn phải chủ động khai thác và tiếp nhận thông tin thị tr−ờng.

Để có thể tự thu thập đ−ợc thông tin thị tr−ờng, doanh nghiệp đã sử dụng nhiều ph−ơng thức để khai thác thông tin từ các nguồn đáng tin cậy nh−:

+ Tự tìm kiếm qua mạng internet

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, dịch vụ internet đ−ợc sử dụng rộng khắp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hầu hết các doanh nghiệp đã sử dụng máy tính kết nối internet để tiếp cận thông tin từ các website của các cơ quan Chính phủ, của các doanh nghiệp bạn hàng trong và ngoài n−ớc hoặc của các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng. Vấn đề nổi lên ở đây là tần suất cập nhật thông tin thị tr−ờng thông qua hệ thống máy tính có kết nối internet của doanh nghiệp hiện đã tăng lên rất nhiều so với những năm tr−ớc đây.

Bảng 6: Tần suất cập nhật thông tin thị tr−ờng qua internet của doanh nghiệp

Tần suất cập nhật thông tin thị tr−ờng Hàng ngày Hàng tuần Hàng tháng Thỉnh thoảng Tỷ lệ %/tổng số DN đ−ợc khảo sát 60,00 11,66 5,00 5,00

Nguồn: Đề tài NCKH cấp Bộ năm 2007 - Viện Nghiên cứu Th−ơng mại -

Để có thể tự tìm kiếm đ−ợc những thông tin thị tr−ờng thật sự hữu ích cho hoạt động của mình, các doanh nghiệp luôn phải đầu t− thiết bị và nhân lực cho việc khai thác và tiếp nhận thông tin.

Hiện tại, mới có 55% số doanh nghiệp đ−ợc khảo sát có máy tính và có sử dụng rộng rãi mạng internet, số còn lại sử dụng máy tính nh− công cụ phục vụ công tác thống kê và l−u trữ các thông tin của doanh nghiệp.

Đây là lý do giải thích tại sao chỉ có khoảng 70% số doanh nghiệp đ−ợc khảo sát trả lời họ có trên 2 nhân viên có thể khai thác thông tin thị tr−ờng qua internet, trên 20% số doanh nghiệp khác chỉ có 1 nhân viên đảm nhận đ−ợc công việc này.

Sự yếu kém về trình độ của nhân viên phụ trách thông tin thị tr−ờng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho lãnh đạo doanh nghiệp không thể có đ−ợc những thông tin chính xác nhất, mới nhất để họ đ−a ra đ−ợc những quyết định đúng và kịp thời nhất nhằm đạt hiệu quả cao khi tham gia thị tr−ờng trong bối cảnh hội nhập.

+ Tự tìm kiếm qua báo chí và các tạp chí chuyên ngành

Số liệu điều tra cũng cho thấy rằng, ngoài việc tìm kiếm thông tin thị tr−ờng qua mạng internet, 73,33% số doanh nghiệp cũng tìm kiếm thông tin thị tr−ờng từ báo chí, các tạp chí chuyên ngành…(Trên 90% trong số này tự đăng ký mua tin riêng, 6% số doanh nghiệp còn lại trực tiếp mua báo chí từ các sạp…), 26,67% số doanh nghiệp trả lời họ mong muốn có đ−ợc thông tin thị tr−ờng từ bất kỳ nguồn nào có thể có.

+ Tìm kiếm thông tin thị tr−ờng thông qua tài liệu hoặc kết quả nghiên cứu của các đại diện th−ơng mại, các đối tác hoặc bạn hàng, qua hội chợ, triển lãm, qua sách báo, tạp chí…

Tổng hợp ph−ơng thức tự khai thác thông tin thị tr−ờng của doanh nghiệp đ−ợc thể hiện trong bảng 7 d−ới đây.

Bảng 7: Tổng hợp ph−ơng thức khai thác thông tin thị tr−ờng của DN TT Ph−ơng thức khai thác Tỷ lệ %/Số DN trả lời

1 Qua mạng 90

2 Qua hội chợ triển lãm 48

3 Sách, báo, tạp chí 75

4 Các nguồn khác 24

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

tr−ờng của TT Thông tin Công nghiệp và Th−ơng mại Việt Nam, 2008.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến doanh nghiệp lựa chọn ph−ơng thức tự khai thác thông tin thị tr−ờng phục vụ hoạt động của mình mặc dù chi phí cần thiết có thể ở mức khá cao. Một số lý do chính đ−ợc kể đến là: Nguồn thông tin không đầy đủ, thông tin không cập nhật, doanh nghiệp có đầy đủ khả năng thực hiện nghiệp vụ này…

Sơ đồ 3: Lý do doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng

DN tự khai thác 44% Thông tin không cập nhật 20% Nguồn thông tin không đầy đủ 23% Lý do khác 13%

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

b/ Tr−ờng hợp doanh nghiệp sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng

Bên cạnh khả năng chủ động, sáng tạo của một số doanh nghiệp trong việc tự tìm kiếm và khai thác thông tin thị tr−ờng, đa số các doanh nghiệp đã sử dụng dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng của các cơ quan cung cấp dịch vụ này ở cả trong và ngoài n−ớc.

Một trong những vấn đề quan trọng ở đây là các doanh nghiệp này đã thấy rõ đ−ợc hiệu quả của dịch vụ t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng do tính đầy đủ, tính chuyên nghiệp và tính cập nhật của hệ thống thông tin đ−ợc cung cấp. Mặt khác, những thông tin thị tr−ờng do doanh nghiệp tự tìm kiếm, khai thác th−ờng chỉ là những thông tin ban đầu, thông tin ch−a đ−ợc xử lý và hệ thống hóa nên giá trị tham khảo để ra quyết định đối với lãnh đạo doanh nghiệp không cao so với các thông tin đã đ−ợc khai thác, xử lý, phân tích, tổng hợp từ các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng.

Hiện nay, loại thông tin thị tr−ờng đ−ợc các doanh nghiệp quan tâm là thông tin về quan hệ cung cầu các loại hàng hóa và diễn biến giá cả hàng hóa trên thị tr−ờng, thông tin về đối tác trong và ngoài n−ớc và các thông tin liên quan khác.

Bảng 8: Loại thông tin thị tr−ờng mà doanh nghiệp quan tâm nhất TT Loại thông tin Tỷ lệ %/Số DN trả lời

1 Giá cả thị tr−ờng 80

2 Đối tác trong n−ớc và n−ớc ngoài 80

3 Mặt hàng, sản phẩm 68

4 Các thông tin khác 18

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra về hoạt động t− vấn và cung cấp thông tin thị

Đây là vấn đề quan trọng mà các cơ quan t− vấn và cung cấp thông tin thị tr−ờng cần tập trung khai thác, xử lý và cung cấp vì có tới trên 80% số doanh nghiệp trả lời rằng thông tin quan trọng hàng đầu đối với họ hiện nay là thông tin về diễn biến giá cả hàng hóa trên thị tr−ờng và thông tin về đối tác trong và ngoài n−ớc. Ngoài ra, có tới gần 70% số doanh nghiệp trả lời họ cũng rất quan tâm đến cung - cầu các loại hàng hóa trên thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc, khoảng 18% số doanh nghiệp cho rằng thông tin thị tr−ờng không chỉ là những thông tin về diễn biến giá cả hàng hóa trên thị tr−ờng, về đối tác trong và ngoài n−ớc mà phải đặt các thông tin chủ yếu trên trong mối quan hệ với hàng loạt các thông tin có liên quan khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tư vấn và cung cấp thông tin thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập WTO (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)