Các quan điểm về ngân hàng đầu tƣ và khủng hoảng tài chính

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 48)

2.3.1. Phía các chuyên gia.

Các chuyên gia của Mỹ đều cho rằng nguyên nhân của khủng hoảng tài chính 2008 bắt đầu từ sự sụp đổ tài chính phố Wall với chính sách tín dụng dưới chuẩn, hay cịn gọi là tín dụng thế chấp bất động sản rủi ro cao, Cục Dự Trữ Liên bang Mỹ (FED) thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng làm cho Đơ la rẻ so với các đơn vị tiền tệ khác trên thế giới. Kết quả là thị trường tài chính và thị trường bất động sản sơi lên và nổ tung.

Các chuyên gia đã nêu ra hai nguyên nhân chính:

Sự thiếu kiểm sốt chặt chẽ của nhà nước nên mới cĩ sự nổ tung của thị trường tài chính

và thị trường bất động sản – quan điểm chung của thế giới.

Kết quả là nhiều ngân hàng Mỹ phá sản, hàng trăm ngân hàng nộp đơn xin hưởng “Chương trình hỗ trợ” của chính phủ Mỹ. Cuộc khủng hoảng tại Mỹ đã nhanh chĩng lan sang các nước khác, trước hết là châu Âu, các nước đang phát triển cũng bị vạ lây nhanh chĩng. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này là hàng triệu người thất nghiệp.

Trước hết về nguyên nhân thứ nhất cần phải chỉ ra rằng nhiều thị trường, trong đĩ cĩ thị trường hàng hĩa, thị trường tài chính, thị trường địa ốc đã phát triển trên cơ sở nhu cầu ảo, trên cơ sở nhu cầu được quyết định bởi các nhà đầu cơ.

Soros cho rằng “thị trường khơng bao giờ đạt đến trạng thái cân bằng mà lý thuyết kinh tế học đề ra. Cĩ một mối liên hệ hai chiều mang tính phản hồi giữa nhận thức và thực tế; mối liên hệ ấy cĩ thể khởi phát quá trình ban đầu là tự thổi bùng lên và về sau cùng thì lại tự phát tán xuống của chu trình bùng vỡ cịn được gọi là các “bong bĩng”.

Thị trường địa ốc cũng cĩ hiện tượng tương tự, các nhà đầu cơ lớn thi nhau làm giá để kích thích thị trường và kiếm lợi đã kích thích các nhà đầu tư xây dựng lao vào lập các dự án lớn và thu hút vốn từ những nhà đầu tư nhỏ, những người muốn đầu cơ vào địa ốc để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Từ đĩ các hiện tượng cầm cố bất động sản để vay mượn phát triển nhanh chĩng, cho đến khi bong bĩng địa ốc tan vỡ, thì thảm cảnh mất khả năng chi trả xảy ra, các ngân hàng cho vay mua bán bất động sản lâm vào tình trạng rủi ro khơng thể chống đỡ được.

Trong điều kiện tồn cầu hĩa khủng hoảng tài chính thường bắt nguồn từ các nước lớn, những nước vay nợ nước ngồi lớn để nhập khẩu hàng hĩa - dịch vụ và sau đĩ là đến lược các nước xuất khẩu, khi mà các nước lớn khơng cịn muốn nhập khẩu nữa. Trên phạm vi tồn cầu các nước lớn là các nước nắm chặt các cơng cụ tài chính nên họ vẫn là nước ít thiệt hại, các nước nhỏ luơn phải chịu đựng gánh nặng to lớn của của khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế, tùy vào những mặt hàng xuất khẩu là gì mà mức độ thiệt hại sẽ lớn hay nhỏ, suy thối kinh tế sẽ kéo dài hay khơng.

Khi làng sĩng đầu tư vào các thị trường tăng lên nhanh chĩng, đặc biệt là làng sĩng tăng lên của các thị trường phi sản xuất, như thị trường tài chính, thị trường địa ốc, thị trường ngoại tệ, …. tính ảo của thị trường sẽ xuất hiện. Nghĩa là người mua ở đây khơng cịn là người “tiêu thụ” sản phẩm mà chủ yếu là những nhà đầu cơ, kể cả trong thị trường sản xuất cũng mang nặng tính đầu cơ. Quá trình này đã làm cho các thị trường bành trướng mau lẹ, GDP tăng lên nhanh chĩng, cho đến lúc sự mất cân bằng tăng lên đỉnh điểm và thị trường khơng thể tiếp tục chứa đựng những hàng hĩa - dịch vụ mà nĩ phải chứa đựng, cũng như sự mất cân đối đã đạt mức quá sức chịu đựng của thị trường và phải đi đến sự sụp đổ.

Do đĩ cĩ thể nĩi sự vỡ bong bĩng thị trường bất động sản Mỹ khơng phải là nguyên nhân gây ra khủng hoảng, mà nĩ chỉ là cái khởi đầu cho sự khủng hoảng. Sự khủng hoảng đã tiềm ẩn trong các nền kinh tế, ngay cả trong nền kinh tế nhỏ và mới phát triển như Việt Nam.

Ngồi ra những người cĩ quan điểm cho rằng mất cân đối tồn cầu gây ra cuộc khủng hoảng nhìn nhận, một lượng tiền dư thừa từ những quốc gia cĩ tỷ lệ tiết kiệm cao, như Trung Quốc và các nước xuất khẩu dầu lửa, đã chảy vào nước Mỹ. Những dịng tiền này khiến lãi suất tại Mỹ được duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đĩ là sự tăng vọt của giá các loại tài sản như nhà đất và chứng khốn. Rốt cục, khi những bong bĩng này vỡ thì khủng hoảng tài chính nổ ra theo.

2.3.2. Phía các ngân hàng đầu tư.

Ở khía cạnh là người trong cuộc, các ngân hàng đầu tư nhận ra rằng sự sụp đổ được đúc kết trong bốn nhĩm nguyên nhân chính từ trong rất nhiều nguyên nhân. Bốn nhĩm nguyên nhân chính đĩ gồm: các quyết định kinh doanh rủi ro, cách thức giải quyết khủng hoảng, sự khơng may mắn và các nhân tố khác.

2.3.2.1. Các quyết định kinh doanh rủi ro

Trước hết, cĩ thể kết luận Lehman là nạn nhân của chính mình chứ khơng phải ai khác. NHĐT là một định chế tài chính cĩ mức độ rủi ro rất cao và kiếm tiền thơng qua quản trị rủi ro. Rủi ro cao đối với lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng tín dụng tồn diện và khốc liệt trong lịch sử là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của một đế chế tài chính già cỗi. Lehman - cũng như các ngân hàng đầu tư khác - đã sử dụng nghiệp vụ chứng khốn hĩa (securitisation) để biến các khoản cho vay mua bất động sản thành các gĩi trái phiếu cĩ gốc bất động sản (MBS, MBO, CDO) đầy rủi ro cung cấp cho thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, người vay tiền mua nhà khơng trả được các khoản vay mua nhà thì rủi ro tín dụng được chuyển sang các gĩi trái phiếu cĩ các danh mục tín dụng bất động sản làm tài sản đảm bảo. Khủng hoảng càng gia tăng thì việc phát mại tài sản càng tăng làm giá bất động sản càng giảm. Điều này cĩ nghĩa giá trị tài sản đảm bảo của trái phiếu càng giảm và rủi ro tín dụng càng tăng. Vịng

xốy khủng hoảng cứ tiếp tục như vậy, làm cho giá chứng khốn sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù khơng nắm giữ tồn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khốn liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.

Ngồi các gĩi trái phiếu liên quan đến bất động sản, Lehman cịn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp vào bất động sản thương mại. Lehman cĩ thể cấu trúc các giao dịch này thơng qua cung cấp vốn nợ hoặc vốn chủ sở hữu cho các cơng ty con hoặc liên doanh đầu tư bất động sản. Khi thị

trường bất động sản đi xuống thì các giá trị bất động sản thương mại này cũng giảm theo. Tại thời điểm cuối tháng 8, Lehman nắm danh mục khoảng 52 tỷ USD liên quan đến bất động sản, trong đĩ 24 tỷ USD chứng khốn bất động sản nhà ở, 17 tỷ USD chứng khốn bất động sản thương mại và 11 tỷ đầu tư trực tiếp. So với tương quan tổng tài sản khoảng 600 tỷ USD và vốn chủ khoảng 20 tỷ USD thì đây là một danh mục lớn.

2.3.2.2. Cách thức giải quyết khủng hoảng.

Cơng bằng mà nĩi cuộc khủng hoảng tín dụng đã làm hàng loạt tên tuổi đều rơi vào vịng xốy chứ khơng chỉ cĩ Lehman. Các ngân hàng UBS, Citi, Merrill Lynch, Bear Steans, Morgan Stanley, Freddie Mac, Fannie Mae đều gánh chịu các khoản lỗ nặng nề với tổng số lên tới hàng trăm tỷ USD. Số nhân viên sa thải tại các trung tâm tài chính lên tới hàng ngàn.

Nếu tính theo thứ tự quy mơ Top 5 của ngân hàng đầu tư trên Phố Wall, ai cũng biết đĩ là Lehman rồi mới đến Merrill Lynch, Morgan Stanley và cuối cùng Goldman Sachs. Ban lãnh đạo Lehman cũng đã cĩ nhiều biện pháp giảm quy mơ bảng cân đối một cách mạnh mẽ. Trong quý 2 và quý 3 năm 2008, quy mơ tài sản của Lehman giảm khoảng 150 tỷ USD nhằm giảm hệ số địn bẩy tài chính và áp lực lên vốn. Riêng trong quý 3, Lehman đã giảm được 17 tỷ USD tài sản rủi ro liên quan đến bất động sản. Các biện pháp tăng vốn được thực hiện song do khơng dự đốn được mức độ nghiêm trọng nên việc này đã tiến hành khá bị động.

Lehman đã khơng ít hơn 3 lần bỏ qua cơ hội tự cứu mình? Cơ hội thứ nhất là cơ hội tăng vốn khi cĩ thể làm dễ dàng. Sau khi Bear Steans thất thủ, Lehman đã tiến hành tăng vốn vào đầu tháng 4 để chuẩn bị cho cuộc chiến. Lehman đã huy động thêm 4 tỷ USD vốn thơng qua phát hành cổ phiếu ưu đãi. Mặc dù tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu của nhà đầu tư rất cao, vượt xa số vốn 4 tỷ USD cần huy động, song Lehman đã từ chối phát hành thêm vốn, cho rằng như thế đã đủ. Cơ hội thứ hai cũng là cơ hội tăng vốn sau khi báo cáo kết quả quý 2 bị lỗ 2,8 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên Lehman báo cáo kết quả kinh doanh lỗ từ khi niêm yết. Ngay lập tức, Lehman tiến hành huy động thêm 6 tỷ USD vốn trong đĩ cĩ 4 tỷ USD cổ phiếu phổ thơng và 2 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi nhằm bù đắp số lỗ quý 2. Lần này, tỷ lệ đăng ký mua cổ phiếu cũng rất cao song Lehman cũng từ chối khơng phát hành thêm, cho rằng thế là đủ. Cơ hội thứ ba đến khi kết quả quý 3 chuẩn bị đến ngày cơng bố và thị trường đồn đốn số lỗ 4 tỷ USD. Lần này Lehman thực sự nhận ra sự nghiêm trọng và tiến hành tìm nhà đầu tư chiến lược để bán 25% ngân hàng. Đồng thời Lehman cũng đưa ra hàng loạt kế hoạch tái cơ cấu bao gồm bán một phần mảng quản lý tài sản để tăng tiền mặt, chia tách ngân hàng thành 2 cơng ty, cơng ty tốt và cơng ty xấu. Dự kiến cơng ty xấu sẽ nắm giữ tồn bộ tài sản xấu liên quan đến bất động sản và khơng niêm yết nhằm tránh áp dụng kế tốn giá trị hợp lý. Tuy nhiên, lúc này tình thế đã thay đổi và khĩ khăn

hơn nhiều. Cuộc đàm phán với Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) đáng lẽ ra cĩ thể kết thúc song Lehman đã khơng làm được điều đĩ do sự bất đồng về giá.

2.3.2.3. Khơng may mắn

Chúng ta sẽ hỏi tại sao FED cứu Bear Stearns bằng cách cung cấp 29 tỷ USD cho JP Morgan để mua Bear cứu Freddie Mac và Fannie Mae bằng cách tiếp quản trực tiếp, cứu AIG bằng việc tung ra 85 tỷ USD để mua 80% cổ phần. Đành rằng, khơng nên trơng chờ vào Chính phủ để giải quyết mọi vấn đề, song tại sao FED khơng làm như vậy với Lehman, để BOA hoặc Barclays mua lại Lehman? Tại sao Lehman lại sụp đổ như vậy? Đằng sau những câu hỏi này là một bức tranh khá phức tạp và rắc rối về thị trường Mỹ mà trong khuơn khổ đề tài này tác giả khơng muốn đề cập tới.

2.3.2.4.Các nhân tố khác

Ngồi 3 nhĩm nhân tố trên, cái chết của Lehman cịn do một phần sự tàn nhẫn của thị trường. Cổ phiếu Lehman đã bị bán khống. Các nhà đầu cơ bán khống Lehman đặt cược với việc cổ phiếu sẽ giảm giá mạnh. Việc bán khống được thực hiện thơng qua vay cổ phiếu để bán trước và mua quyền bán cổ phiếu. Tuy việc bán khống khơng cĩ gì sai song nĩ chính là nguyên nhân tạo ra các tin đồn sai sự thật nhằm hạ giá cổ phiếu Lehman. Điều này làm mất lịng tin của thị trường vào Lehman và đẩy Lehman dần rơi vào thế bất lợi.

Từ khi Lehman cơng bố kết quả lỗ quý 2 năm 2008 thì các hoạt động bán khống diễn ra mạnh mẽ. Cổ phiếu Lehman giảm thấp hơn nhiều so với giá trị ghi sổ là 30 USD. Vào tháng 7/2008 , cổ phiếu Lehman chỉ cịn 15 USD tương đương mức vốn hố 10 tỷ, ước tính bằng giá trị thị trường của cơng ty quản lý tài sản của Lehman là Neuberger Berman. Thị trường đã định giá Franchise cịn lại của Lehman bằng 0, CEO của Lehman - Dick Fuld - đã nhiều lần tức giận với những kẻ đầu cơ bán khống Lehman và kiên quyết phục thù. Song cuối cùng dân đầu cơ bán khống đã thắng.

2.3.3. Phía nhà quản lý.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đã lên tiếng thừa nhận rằng đã đặt niềm tin quá lớn vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường tự do và đã khơng thể lường trước được khả năng tự phá huỷ của loại hình cho vay cầm cố địa ốc. Tuy nhiên, họ khơng thẳng thắn thừa nhận việc nới lỏng chính sách tiền tệ và quy chế đối với hoạt động tín dụng đã dẫn tới cuộc khủng hoảng vừa qua. Họ cho rằng, khuyến khích sự hình thành và phát triển của bong bĩng địa ốc bằng cách duy trì lãi suất cơ bản đồng USD ở mức quá thấp trong thời gian quá dài, đã gây nên sự thất bại trong việc kiềm chế sự tăng trưởng bùng nổ của những khoản cho vay cầm cố địa ốc đầy rủi ro và cĩ tính lừa bịp.

CHƢƠNG 3:

XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN VÀ TIỀM NĂNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ TẠI VIỆT NAM.

3.1. Xu hƣớng hình thành và phát triển. 3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 3.1.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đang trên đà phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng thứ nhì Châu Á Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế luơn ở mức cao, trung bình 7.26% trong vịng 10 năm từ 2000 – 2009 .

Biểu đồ 3.1 GDP bình quân qua các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê.

Trước những tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính tồn cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, từ đầu năm 2009, chính phủ đã đưa ra gĩi kích thích kinh tế. Tuy chưa được đánh giá một cách sâu sắc và tồn diện về hiệu quả của gĩi kích thích kinh tế, nhưng về cơ bản nĩ đã đạt được mục tiêu đề ra là ngăn chặn được đà suy giảm kinh tế. Cần khẳng định rằng dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã khơng kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh. Biểu đồ dưới cho thấy nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đĩ liên tục cải tiến tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% và quý IV đạt 6,8%. Trong quý I năm 2010 con số này là 5.83% tuy chưa đạt được mục tiêu đặt ra song đã tăng nhiều so với cùng kỳ năm 2009.

5689 6122 6736 7623 8783 10185 11694 13579 17445 19278 0 5000 10000 15000 20000 25000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

GDP bình quân đầu ngƣời (nghìn đồng) 6.79 6.89 7.087.34 7.798.44 8.23 8.46 6.31 5.32 0 2 4 6 8 10 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 GDP qua các năm(%)

Biểu đồ 3.2 GDP qua các quý

Nhìn chung, khu vực dịch vụ vẫn duy trì tăng trưởng khá cao, tốc độ tăng trưởng trong quý I là 5,1%, trong quý II, 5,7% và 6,8% trong quý III, tốc độ tăng trưởng giá trị khu vực dịch vụ thực hiện cả năm 2009 đạt 6,5%. Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gĩi kích cầu được triển khai trên thực tế. Với mức tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)