Giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

Về tương lai lâu dài, mong muốn của tất cả các thành viên TTCK Việt Nam, nhất là của các CTCK hàng đầu, là sẽ phát triển theo mơ hình ngân hàng đầu tư mà nước ngồi đang áp dụng. Được hợp tác với một số ngân hàng đầu tư quốc tế, trước mắt sẽ mang lại cho các CTCK trong nước nhiều kỹ năng và kinh nghiệm. Một số ngân hàng đầu tư nước ngồi cũng thấy Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng và đang tìm kiếm đối tác phù hợp ở Việt Nam để hợp tác.

Để đạt được mục tiêu đĩ cần phải cĩ giải pháp cụ thể như sau:

3.3.3.1.Cơ chế quản lý rủi ro và an tồn vốn.

Khác với NHTM, hệ số địn bẩy tài chính gộp của NHĐT thường rất cao bởi đây là một mơ hình kinh doanh siêu lợi nhuận nhưng cũng đầy rủi ro. Trước khủng hoảng tài chính 2008, hệ số địn bẩy tài chính của những NHĐT lớn tại Mỹ thường từ 25 – 30 lần trong khi đĩ ở NHTM tối

đa chỉ được phép 12,5 lần. Những quy định khắc khe này được đặt ra bởi Hiệp ước Basel II (hiệp ước về an tồn vốn và tăng cường quản trị tồn cầu hĩa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro). Sự thất bại của các ngân hàng lớn tại Mỹ trong thời gian vừa qua cũng bởi họ khơng quan tâm đến việc áp dụng Hiệp ước này. Nhìn nhận từ vấn đề đĩ, thiết nghĩ trong thời gian sắp tới vấn đề an tồn vốn và cơ chế quản lý rủi ro ở các ngân hàng đầu tư ở Việt Nam phải được đặt lên hàng đầu.

- Duy trì mức vốn tối thiểu hợp lý: (cao hơn vốn pháp định) thực hiện được điều này ngồi

sự “tự giác” của các NHĐT địi hỏi cơ quan quản lý là UBCKNN phải cĩ sự giám sát một cách chặt chẽ. Việc duy trì một mức vốn hợp lý sẽ giúp cho các NHĐT cĩ thể tối ưu hĩa lợi nhuận đồng thời cĩ thể xoay sở kịp thời nếu cĩ điều bất trắc xảy ra. NHĐT khơng cĩ được chức năng huy động tiền gửi như NHTM vì thế tự trang bị nguồn vốn cho mình là một điều rất cần thiết, chủ yếu NHĐT thường tập trung nguồn vốn của mình cho quá trình chứng khốn hĩa, đây là một kênh huy động vốn trung dài hạn hiệu quả, siêu lợi nhuận nhưng cũng chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì thế cần phải biết “tự lượng sức mình” và dừng đúng lúc. Ta cĩ thể liên hệ một ví dụ điển hình là ngân hàng HSBC, khi nền kinh tế Mỹ chớm dấu hiệu của khủng hoảng, các nhà lãnh đạo của HSBC đã ngay lập tức dừng lại quy trình chứng khốn hĩa, thu hẹp hoạt động đầu tư cho vay cầm cố, thậm chí cịn bán ra các trái phiếu bất động sản và tăng dự phịng cho các khoản nợ cầm cố xấu ở Mỹ thêm 20% lên mức 10,6 tỷ USD. Trong khi đĩ các ngân hàng đầu tư khác, đặc biệt là Lehman Brothers thì ào ạt nhảy vào quy trình này để mong kiếm lời trên thị trường nhà đất. Và thành cơng đã thuộc về người cĩ tầm nhìn sáng suốt là HSBC, đứng đầu danh sách những ngân hàng lớn nhất thế giới 2008, vị trí mà Citigroup giữ vững trong suốt 4 năm liền.

- Thiết lập hệ thống quản trị rủi ro nội bộ hiệu quả: Nếu bộ phận kinh doanh là kênh tìm

kiếm lợi nhuận về cho ngân hàng đầu tư thì bộ phận quản trị rủi ro là kênh duy trì hoạt động của ngân hàng đầu tư. Việc thiết lập một hệ thống quản trị rủi ro hợp lý phải dựa theo quy mơ tổ chức hoạt động của ngân hàng, tách bạch bộ phận kinh doanh và bộ phận quản trị. Đặt ra hạn mức rủi ro cụ thể cho từng sản phẩm dịch vụ cung cấp, hạn mức quyền hạn quyết định đối với từng cấp bậc từ nhân viên cho đến nhà quản lý. Các danh mục được đánh giá là rủi ro thì phải được lượng hĩa thường xuyên và điều chỉnh phù hợp theo từng thời kỳ, từng giai đoạn của nền kinh tế. Tốt nhất mỗi NHĐT nên xây dựng cho mình một hệ thống quản trị rủi ro phù hợp với văn hĩa, tính chất và mơi trường hoạt động của riêng mình dựa trên sự tham khảo của các mơ hình NHĐT nước ngồi như Goldman Sachs, JP Morgan, Morgan Stanley,..

- Các giải pháp quản trị rủi ro cụ thể:

 Sử dụng các sản phẩm phái sinh như là những cơng cụ quản lý rủi ro hiệu quả nhằm đưa các trạng thái rủi ro về trong hạn mức quy định.

 Sử dụng các mơ hình tốn thống kê nhằm đo lường rủi ro. Một chỉ số thơng dụng trong quản trị rủi ro mà các ngân hàng đầu tư quốc tế thường dùng là giá trị chịu rủi ro (VaR – Value at Risk) – mơ hình lượng hĩa rủi ro hiệu quả. Từ việc xác định VaR một các thường xuyên và liên tục ngân hàng đầu tư cĩ thể phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn và đưa chúng về mức chấp nhận được.

 Nhằm hạn chế những nhược điểm cịn tồn đọng của chỉ số VaR (phân tích trên điều kiện bình thường dựa vào những dữ liệu trong quá khứ), các ngân hàng đầu tư nên áp dụng thêm các phân tích tình huống phân tích thử nghiệm đối với các sự

kiện bất thường của thị trường.

 Thiết lập hạn mức rủi ro khác nhau tương ứng với từng đối tác, tiến hành ký kết các thỏa thuận cấn trừ các khoản phải thu, phải trả với cùng một khách hàng. Thường xuyên theo dõi tình hình tài chính của khách hàng nhằm đo lường các khoản lỗ tiềm ẩn liên quan đến việc thanh tốn các hợp đồng cĩ kỳ hạn, các giao dịch tính dụng và hợp đồng phái sinh với khách hàng.

 Đầu tư về cơng nghệ thơng tin và nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp. Trong thời gian tới các CTCK cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề đào tạo xây dựng đội ngũ, bởi vì muốn hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực NHĐT, địi hỏi phải nâng cao kỹ năng của cán bộ nhân viên. Ở Việt Nam, để tìm được người giỏi trong lĩnh vực này rất khĩ nên việc lên kế hoạch cho chương trình đào tạo nhân sự là rất cần thiết. Ngồi ra, cần thúc đẩy tìm kiếm và tuyển dụng nhân tài cả trong nước và nước ngồi để xây dựng đội ngũ cho mảng NHĐT hiện nay ở các CTCK ngày càng thực sự lớn mạnh hơn nữa. Cần đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị cơng nghệ thơng tin, các phần mềm tiện ích cĩ liên quan nhằm phục vụ cho cơng tác quản lý và vận hàng tồn hệ thống.

Một phần của tài liệu Thiết lập mô hình ngân hàng đầu tư tại Việt Nam (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)