- Có cách gì để đơn giản hệ thống thuế mà không làm tổn hại đến các
2. CÁC GIẢI PHÁP CHI CÓ HIỆU QUẢ:
Để các khoản chi của ngân sách nhà nước đạt được hiệu quả cao nhất
thì chúng ta cần phải xác định đúng những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của đất nước để đưa ra giải pháp đúng đắn.
Mục tiêu định hướng của ta trong giai đoạn tới là tiếp tục phát triển
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy chúng ta cần tập
trung vào chi cho các hoạt động đầu tư phát triển. + Tăng chi cho khoa học công nghệ.
+ Tăng chi cho giáo dục đào tạo. + Tăng chi cho sự nghiệp y tế.
+ Đặc biệt là tăng chi cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng để tạo điều
kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển.
+ Do điều kiện ngân sách của nước ta đang còn thấp và do nhu cầu
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần phải có nhiều vốn để thực
hiện nên nước ta cần phải cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước. Theo đánh giá
thì hiệu quả chi ngân sách nhà nước cuả ta hiện rất thấp, nguyên nhân chủ
yếu là do cơ cấu chi còn dàn trải, phân tán cho nhiều mục tiêu, bao biện và bao cấp quá nhiều. Vì vậy trong thời gian tới cần lành mạnh hoá cơ cấu chi
để đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu chi có tác dụng kích thích tăng trưởng, tương xứng với những khoản cần chi. Đồng thời kiên quyết cắt
giảm những khoản chi phô trương hình thức, lãng phí.
+ Nhà nước nên cắt giảm những khoản chi quản lý hành chính và chi trả lương hưu, bảo đảm xã hội.
+ Các khoản chi khác: chi cho hội họp, quà biếu… cần phải giảm
xuống nhằm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí. Hạn chế tiêu cực theo tinh
thần pháp lệnh thực hành tiết kiệm.
+ Nhà nước cần phải chi để phát triển ngành bưu chính viễn thông,
tài chính, ngân hàng để phục vụ cho chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Vì chỉ khi có một hệ thống thông tin thông suốt và hoàn hảo, một hệ
thống tài chính ngân hàng phát triển với những hệ thống công nghệ hiện đại
và khả năng điều hành tốt thì lúc này hoạt động của các ngành đó mới có
hiệu quả. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy được yêu cầu đáp ứng vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ hàng hoá, khắc phục sự
suy giảm sản xuất kéo dài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao sức
cạnh tranh, trên cơ sở đó đổi mới công nghệ thiết bị, phát huy các năng lực
hiện có. Từ đó ngành bưu chính viễn thông, ngành tài chính ngân hàng mới
tích cực rà soát các cơ chế chính sách của nhà nước và nhanh chóng đưa nó
vào thực hiện. Nhất là chính sách thuế để đảm bảo cho doanh nghiệp mở
rộng sản xuất, tăng tích luỹ và tái đầu tư, mở rộng tín dụng ưu đãi, hỗ trợ lãi xuất đối với các cơ sở, doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. Thưởng cho các doanh nghiệp đã xuất khẩu được nhiều hàng hoá hoặc tìm kiếm mở rộng thị trường.
+ Thực hiện quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Luật ngân sách đã được ban hành năm 1996 nhưng việc quản lý ngân sách theo đúng
luật chưa được thực hiện một cách triệt để dẫn đến tình trạng còn nhiều đầu
mối cấp phát ngân sách,và hiện tượng thương lượng trong việc lập kế
hoạch thu chi giữa các ngành cũng như các cấp chính quyền.
Trong thời gian tới cần đảm bảo thu ngân sách nhà nước theo đúng
luật, chi ngân sách nhà nước phải có trong dự toán được duyệt. Mọi khoản
thanh toán trực tiếp từ kho bạc tập trung chấn chỉnh khâu quản lý và cấp
phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn các chương trình mục tiêu quốc
gia, kịp thời xử lý các vi phạm luật ngân sách nhà nước.
+ Nhà nước cần ban hành các khoản mục không được chi hoặc các
khoản phải chi đúng mức độ định mức.
+ Nhà nước nên khoán quĩ lương, biên chế và khoản chi thường
xuyên về hội nghị, công tác phí trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
+ Thực hiện qui chế công khai tài chính: Công khai tài chính các đơn
vị sử dụng NSNN, tài chính các doanh nghiệp nhà nước, các quỹ đóng góp
của nhân dân. Quản lý chặt chẽ kiểm tra việc sử dụng điện thoại, ôtô và các tài sản công khác, ban hành các quy định quản lý tài sản nhà nước chặt chẽ, tăng cường kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước.