Các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 77)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.2.2 Các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ

Theo kết quả báo cáo về tình hình xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, việc xúc tiến xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ những năm vừa qua cũng đã phát huy tác dụng, nhất là việc tham gia các hội chợ hàng đồ gỗ nội thất và đồ gỗ danh tiếng ở Mỹ của Doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã có nhiều thông tin hơn về thị trường đồ gỗ của Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam mới có 3 đại diện thương mại tại Hoa Kỳ. [Phụ lục 03]. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không có đầy đủ thông tin từ phía thị trường Hoa Kỳ. Do vậy, các doanh nghiệp có thể đặt cơ sở ở Hoa Kỳ dưới các hình thức thích hợp như đại diện thường trú, văn phòng liên lạc, đại diện uỷ thác, công ty liên doanh… để phát triển xuất khẩu đồ gỗ.

Sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ còn gặp nhiều rào cản thương mại. Do vậy, các doanh nghiệp cần chủ động xúc tiến xuất khẩu thông qua một số nội dung sau đây:

+ Tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp mình, hợp lý hoá quy trình sản xuất- kinh doanh nhằm tiết kiệm chi phí, đồng thời các doanh nghiệp phải tích cực tham gia một số hội chợ đồ gỗ lớn ở Hoa Kỳ như: Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và

các loại đồ đạc ngoài trời ( The International Casual Furniture & Accessories Market); Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas; Hội chợ đồ

nội thất tại San Francisco. Đây là những hội chợ lớn và đều do các công ty tư

nhân tổ chức. Những thông tin về hội chợ được đăng tải trên các trang thông tin điện tử (các trang Web) của các công ty này. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất tích cực trong việc tham gia các hội chợ này và họ rất quyết tâm đến với các hội chợ này để lựa chọn các quyết định phù hợp. Trong quá trình tham gia các hội chợ triển lãm tại hoa Kỳ các doanh nghiệp cũng cần rút kinh nghiệm vì đã có nhiều năm các doanh nghiệp của Việt Nam không chú trọng đến các sản phẩm đồ gỗ có triển vọng mà lại trưng bày dàn trải, không trọng tâm. Điều này đã chứng minh một điều rằng các nhà xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam chưa am hiểu thị trường Hoa Kỳ. Khi có đơn hàng từ đối tác Hoa Kỳ, doanh nghiệp cần có nguồn gỗ tốt, hợp lệ, ổn định đáp ứng đòi hỏi của khách hàng để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Hình ảnh nhà xưởng ngăn nắp, gọn sạch, đời sống công nhân tốt, thiết bị máy móc đồng bộ… cũng là hình ảnh tốt, nói lên với đối tác sự ổn định sản xuất, đảm bảo tiến độ giao hàng. Nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng lo sợ trước những rủi ro mà họ gặp phải từ phía Việt Nam. Khi giới thiệu hay trưng bày sản phẩm đồ gỗ ở các hội chợ triển lãm, doanh nghiệp Việt Nam không nên đưa ra những sản phẩm có khuyết điểm dù nhỏ, nên chọn trưng bày sản phẩm hoàn hảo 100% để khẳng định chất lượng, tạo ấn tượng tốt ban đầu.

+ Việc quảng bá thương hiệu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam tham dự các hội chợ là rất cần thiết. Để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải xây dựng một trang WEB về doanh nghiệp mình và khi sang tham dự hội chợ đồ gỗ các doanh nghiệp cần phải đăng tin hoặc là quảng cáo trên danh bạ của hội chợ hoặc các tạp chí chuyên ngành gắn với hội chợ. Một trong số các hoạt động này, ta phải kể đến sự thành công của các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trưng bày tại Hội chợ đồ gỗ tại Thành phố High Point, Dallas, North Carolina được tổ chức vào tháng 04 và tháng 10 hàng năm. Doanh nghiệp có thể truy cập website:

lẻ đồ gỗ ở Hoa Kỳ. Chính Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tiếp cận được với tạp chí chuyên ngành về đồ gỗ Furniture Today của Hoa Kỳ để đăng tin trước khi diễn ra hội chợ quảng bá về tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam và sự tham gia lần đầu tiên của các doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ.

+ Việc tạo lập trang Web bằng tiếng Anh khi giới thiệu về sản phẩm đồ gỗ là cần thiết và phải làm ngay từ bây giờ. Mục đích của trang Web là giới thiệu về công ty và các sản phẩm đồ gỗ do công ty sản xuất, thuyết phục người mua tin mình là nhà xuất khẩu tin cậy, nghiêm túc và khuyến khích người mua liên hệ với doanh nghiệp. Trong trang web cũng nên chỉ tập trung vào một vài sản phẩm chủ lực và có tiềm năng, đồng thời là những sản phẩm mà người dân Mỹ đang ưa chuộng. Một trong những kinh nghiệm của một số doanh nghiệp là không nên đưa giá vào sản phẩm vì như thế sẽ khuyến khích khách hàng đáp trả thông tin không tốt cho các doanh nghiệp. Khi khách hàng có nhã ý muốn tìm hiểu về sản phẩm đồ gỗ của doanh nghiệp mà họ quan tâm thì họ chỉ cần liên hệ với công ty qua “Contact us”, và vị trí của thông tin này phải đặt ở vị trí dễ nhìn và nổi bật trên màn hình trang web. Khai thác hiệu quả những tiện ích của công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nắm bắt nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí giao dịch, quảng cáo… để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Tích cực tham gia các hiệp hội ngành nghề: Một trong số các hiệp hội liên quan đến sản phẩm đồ gỗ đó là hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam. Hiệp hội là nơi trao đổi thông tin đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp khi xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ đều cho rằng, xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào kênh phân phối bán buôn, còn bán lẻ rất ít. Các doanh nghiệp thường phải gộp chung container khi xuất hàng vào thị trường này. Vì thế, vai trò của hiệp hội là góp phần giúp doanh nghiệp trao dổi thông tin với nhau và cùng nhau làm tăng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Phát huy vai trò của các Hiệp hội và các tổ chức xúc tiến trong việc

tiếp thị và định hướng thị trường. Các doanh nghiệp cần thiết có thể thuê các công ty tư vấn Hoa Kỳ trong khâu phát triển sản phẩm đồ gỗ cũng như tiếp thị. Ngoài ra, việc liên kết doanh nghiệp có lợi ích ở chỗ: do các đơn đặt hàng từ Mỹ rất lớn nên nhiều khi ngay cả các đại gia cũng phải từ chối do không đáp ứng được số lượng các đơn hàng. Để cùng nhau phát triển, các doanh nghiệp trong ngành chế biến gỗ đang hướng đến sự liên kết sản xuất theo chuỗi. Điều này có nghĩa là mỗi doanh nghiệp sẽ làm một khâu để hoàn chỉnh sản phẩm. Kinh nghiệm từ các nước có thế mạnh trong xuất khẩu đồ gỗ cho thấy, chỉ khi các doanh nghiệp trong cùng một ngành có liên kết để sản xuất mới tập trung sức mạnh, tăng khả năng xuất khẩu. Bằng không, doanh nghiệp nào đứng ngoài cuộc sẽ bị đào thải. Đến nay, các hiệp hội luôn giúp cho các doanh nghiệp có đầy đủ thông tin về những nhà bán buôn đồ gỗ nội thất và bán lẻ tại Hoa Kỳ. [Phụ lục 04]. Thông qua các nhà bán lẻ thì sẽ được giá cao hơn. Tuy nhiên, số lượng đặt hàng rất ít và họ không biết nhiều về công nghệ chế biến gỗ. Vì thế, điều này không hỗ trợ được gì cho nhà sản xuất. Còn đối với nhà nhập khẩu, do họ không có nhiều kinh nghiệm trong chế biến gỗ nên họ không hiểu hết những khó khăn của nhà sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ.

+ Nâng cao vai trò cầu giữa các cơ quan quản lý nhà nước với khu vực doanh nghiệp trong việc hoạch định và thực thi chính sách của Nhà nước và phản ánh nguyện vọng của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cần xuất bản ấn phẩm về xúc tiến xuất khẩu và tăng cường giới thiệu thông tin về doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt trên Internet. Doanh nghiệp có thể đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ như: Tổ chức các đoàn sang thị trường Hoa Kỳ để khảo sát, tìm kiếm bạn hàng và cơ hội kinh doanh và đối tác cung cấp các nguyên liệu gỗ để từ đó có thể xuất khẩu mặt hàng đồ gỗ vào thị trường này.

ngạch và thị phần chưa lớn ở Hoa Kỳ.

Các doanh nghiệp cần chủ động xây dựng chiến lược mặt hàng và thị trường xuất khẩu: Xây dựng chiến lược mở rộng liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp với nhau nhằm hợp lý hoá, chuyên môn hoá sản xuất trên cơ sở thế mạnh của mỗi doanh nghiệp nhằm mở rộng sức sản xuất, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiến hành khảo sát, đánh giá thị trường, năng lực tài chính, năng lực sản xuất của mình, đồng thời các doanh nghiệp cần tận dụng hiệu quả chính sách, khuyến khích của Nhà nước đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng phát triển của cả nước trong giai đoạn tới. Điều đó có ăn cứ để xác định cho mình chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu trọng điểm, chiến lược phát triển mặt hàng xuất khẩu mới và chương trình cụ thể tiếp cận các thị trường xuất khẩu trọng điểm, tiềm năng như thị trường Hoa Kỳ.

+ Đa dạng các hình thức huy động vốn thông qua các kênh khác nhau như tham gia thị trường vốn, cổ phần hoá, liên kết, sáp nhập… nhằm nâng cao năng lực và mở rộng qui mô sản xuất đồ gỗ.

+ Đến nay, các nhà nhập khẩu Mỹ vẫn quan tâm đến tỷ lệ thị phần các chủng loại sản phẩm gỗ chế biến của Việt Nam tại Hoa Kỳ. Hiện có 3 mã hàng trong diện có nguy chống bán phá giá cao, có thể nằm trong tầm ngắm của kiện chống bán phá giá. Theo Vụ chính sách thị trường Châu Mỹ (Bộ công thương), đồ gỗ nội thất dùng trong phòng ngủ (không kể ghế) chiếm 14,66 % thị phần loại sản phẩm này tại Mỹ (mã hàng 940350); các loại ghế khung gỗ không bọc chiếm 5,54% thị phần (mã hàng 940169) và vài loại khác chiếm 3,71% (mã hàng 940360). Trong đó, đồ gỗ nội thất phòng ngủ, các loại ghế khung gỗ không bọc có nguy cơ cao nhất. Do đó, theo các chuyên gia, cách tốt nhất là doanh nghiệp nên tăng cường định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu những nhóm hàng gỗ vốn là thế mạnh nhưng kim ngạch và thị phần chưa lớn ở Mỹ như đồ gỗ nội thất dùng trong bếp, trong văn phòng, đồ gỗ nội thất kèm kim loại, đệm, đèn…. Và hướng đến các Bang có tiềm năng tăng trưởng nhu cầu đồ gỗ nội thất

cao như Nevada, Utah, và Colorado. Để có thị trường ở Mỹ ổn định lâu dài, doanh nghiệp Việt Nam nên đa dạng hoá mối quan hệ thương mại với Mỹ như mua gỗ từ Mỹ rồi bán thành phẩm sang Mỹ; mua thiết bị, máy móc sản xuất đồ gỗ từ Mỹ và đa dạng hoá sản phẩm cả trong phòng ngủ lẫn ngoài trời. Để làm được điều này các doanh nghiệp cần phải làm một số việc như sau:

+ Tổ chức tốt nguồn nguyên liệu gỗ phục vụ sản xuất trên cơ sở hình thành những trung tâm đầu mối nhập khẩu gỗ nguyên liệu với quy mô lớn và liên kết tốt với các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

+ Đổi mới cơ cấu sản phẩm xuất khẩu từ các sản phẩm thô sang các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng, giá trị cao hơn, tập trung vào 4 nhóm chủ yếu gòm: đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ, gỗ nhân tạo.

+ Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp cần tính đến việc ưu tiên nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ các nước có nền kinh tế thị trường, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ những nước đang nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đó là Hoa Kỳ, dưới dạng mua bán, gia công, nhập nguyên liệu bán thành phẩm… để đối phó với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá.

+ Tăng cường công tác điều hành xuất khẩu mặt hàng gỗ, chú trọng tới việc theo dõi chặt chẽ diễn biến của thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường có nhiều nguy cơ xảy ra các vụ kiện về bán phá giá như thị trường Hoa Kỳ để có biện pháp cảnh báo thường xuyên và phản ứng kịp thời.

Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nhỏ và vừa của Việt Nam nên chú ý đến khả năng cung cấp những mặt hàng chuyên biệt có sự kết hợp kỹ thuật sắc sảo riêng với việc ngẫu hứng mua hàng của người dân Mỹ. Bên cạnh việc nên đáp ứng sở thích mua hàng theo ngẫu hứng, độc đáo, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung khai thác thị phần sản phẩm đồ gỗ cao cấp, vì ở Hoa Kỳ thị phần này còn bỏ ngỏ. Các sản phẩm gỗ cao cấp ở Mỹ có tuổi thọ giá trị đẳng cấp thường là 1,5 năm. Lúc đầu chúng ta có những sản phẩm thiết kế nổi tiếng giá rất cao, được người giàu mua sắm, nhưng khoảng 18 tháng sau sẽ trở thành hàng hoá bình dân. Các tạp chí về thời trang cũng góp phần định hướng tiêu dùng cho

đoán sản phẩm, kiểu dáng đồ gỗ nội thất nào sẽ được ưa chuộng, thịnh hành trong tương lai. Hiện nay, nhiều cửa hàng đồ gỗ Việt kiều ở Hoa Kỳ đang hoạt động nhưng đang bán hàng của Trung Quốc và các nước Châu Á khác. Cần tiếp cận nguồn này để triển khai mạng lưới bán hàng của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Vấn đề khó nhất ở đây là thuyết phục được họ lấy thêm hàng về bán và dần dần sẽ tăng khối lượng và chủng loại hàng cung ứng cho họ.

3.2.2.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ. gỗ.

Trong đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001 -2010 của Bộ thương mại (nay là Bộ công thương) đã nêu rõ “tăng cường đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao số lượng và chất lượng lực lượng lao động trong một số lĩnh vực có tiềm năng xuất khẩu cao như du lịch, ngân hàng, thương mại điện tử, chế biến, mỹ thuật công nghiệp… gắn đào tạo với chuyển dịch cơ cấu lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển công nghiệp và dịch vụ.”

Trên quan điểm của đề án này, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá nói chung cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực này.

Vấn đề đầu tiên mà doanh nghiệp phải quan tâm đó là việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật TMQT để sẵn sàng đối phó với các tranh chấp thương mại trên thị trường nước ngoài cũng như ở thị trường Hoa Kỳ. Chính phủ có biện pháp xử lý khi các đối tác nước ngoài có hành vi kiện chống bán phá giá đối với mặt hàng đồ gỗ ở thị trường này. Thực tế cho thấy, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của chúng ta hiện nay còn rất mỏng và yếu ở tất cả các cấp, đặc biệt là tại các doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đầu tiên đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực XTXK là việc làm cấp thiết. Đội ngũ này phải có trình độ ngày càng cao về kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế và XTXK. Trong dài hạn,

ngành gỗ còn thiếu công nhân lành nghề và trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp. Việc đào tạo nghề gỗ hiện nay đang đổ hết lên đầu các doanh nghiệp. Trong khoảng 2000 doanh nghiệp ngành gỗ, chưa đến 10% có chứng chỉ ISO, đa số các doanh nghiệp có hệ thống sổ sách, số liệu chưa đạt tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w