Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 64 - 66)

6. Kết cấu của đề tài

3.2.1 Nhóm các giải pháp ở tầm vĩ mô

3.2.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu và hoàn thiện các văn bản pháp luật về xúc tiến xuất khẩu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá thương mại, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới XTTM và đặc biệt là XTXK là công việc được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, việc tăng cường quản lý nhà nước về xúc tiến là rất cần thiết. Sự khiếm khuyết trong hệ thống pháp luật liên quan đến XTTM hiện nay đang gây khó khăn cho hoạt động XTTM nói chung và hoạt động XTXK nói riêng. Một số biện pháp quản lý nhà nước về xúc tiến xuất khẩu còn mang tính hình thức và nặng về cấp giấy phép, còn công tác giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm lại không được quan tâm một cách đúng mức. Vì vậy, đầu tư nhiều thời gian hơn nữa để hoàn thiện hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Hệ thống pháp luật liên quan tới hoạt động xúc tiến xuất khẩu phải được hoàn thiện theo hướng tạo môi trường thuận lợi, thông thoáng và cạnh tranh xuất khẩu ở tất cả các cấp.

Luật Thương mại, các Chế định về hoạt động XTXK bằng các Pháp lệnh, Nghị định, Quy định, Quy chế hướng dẫn thi hành của Chính Phủ cần được xây dựng và ban hành đồng bộ. Tổ chức quản lý của Nhà nước về hoạt động XTXK nói chung và XTXK đồ gỗ nói riêng phải đảm bảo nguyên tắc tổ chức tập trung thống nhất quyền quản lý và phân cấp quản lý cho những cấp quản lý khác nhau. Theo đó, Bộ Công thương cần được tăng cường quyền hạn quản lý hoạt động XTXK để khuyến khích hỗ trợ các hoạt động này nhanh chóng phát triển.

Hệ thống hoá điều ước quốc tế đã ký kết với các nước, các tổ chức kinh tế thương mại khu vực và cam kết mở cửa thị trường cũng như thực hiện các quy

ước quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt Việt Nam cần rà soát việc thực hiện những cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam -.Hoa Kỳ liên quan tới sản phẩm gỗ.

Hoàn thiện cơ chế đối phó với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động XTXK gỗ. Trên cơ sở các công cụ pháp luật đã được ban hành, cần hoàn thiện cơ chế thực thi để vừa phù hợp với quy định của WTO, vừa đối phó được với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thường xuyên rà soát hệ thống pháp luật theo từng lĩnh vực, phân tích, so sánh đối chiếu với hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, loại bỏ những văn bản đã hết hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo.

Xây dựng và ban hành khung pháp lý quy định chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hiệp hội gỗ và lâm sản để phù hợp với cơ chế thị trường.

Rút ngắn giai đoạn nghiên cứu, chuyển sang đàm phán thực chất và ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với các đối tác quan trọng.

Tăng cường vai trò của nhà nước trong công tác quảng bá hình ảnh quốc gia, vận động đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ ở Việt Nam.

Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ của các thành phần kinh tế từ đó nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng này ở Việt Nam. Để làm được điều này, chi phí đầu vào sản xuất phải được tối thiểu hoá bằng việc xoá bỏ bớt độc quyền như viễn thông, điện , kinh doanh cảng biển…

Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức và năng lực thi hành pháp luật xã hội. Hoàn thiện cơ chế giám sát việc thực thi luật pháp nhằm nâng cao hiệu lực của hệ thống pháp luật.

Nhà nước cần kết hợp hoạt động XTXK với xúc tiến đầu tư. Hiện nay, hoạt động xúc tiến xuất khẩu vẫn tách rời hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư nước ngoài trong khi hai lĩnh vực này gắn bó chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp phần lớn cho kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy, để mở rộng hoặc tăng cường hoạt động xuất khẩu thì XTXK không chỉ hướng vào sản phẩm đang có mà cần hướng tới cả những sản phẩm tiềm năng thông qua hoạt động xúc tiến kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài.

Đa dạng hoá phương thức thâm nhập thị trường Hoa Kỳ là một chiến lược phù hợp giúp mặt hàng gỗ cạnh tranh với Trung Quốc. Qua đó, đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ ngày càng xâm nhập sâu hơn vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 64 - 66)