Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 45)

6. Kết cấu của đề tài

2.2.2 Thực trạng xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ

2.2.2.1 Cấp Chính Phủ

Thành tựu đầu tiên trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu ở cấp vĩ mô vào thị trường Hoa Kỳ phải kể đến là việc đàm phán ký kết thành công Hiệp định thương mại song phương với Chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2000. Việc ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ rõ ràng đã giúp mở rộng đáng kể thị trường xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường này. Việc Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã đánh dấu một mốc quan trọng trong thương mại quốc tế. Để trở thành thành viên của tổ chức này, Việt Nam đã phải đàm phán song phương và đa phương với nhiều nước thành viên. Việc ký kết các Hiệp định đa phương trong tổ chức WTO đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường với các nước thành viên của tổ chức này. Việt Nam, theo Vụ Pháp chế - Bộ thương mại, đến nay đã ký kết 74 Hiệp định thương mại song phương với các nước và vùng lãnh thổ. Trong số các hiệp định đó, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam- Hoa Kỳ (BTA) là một trong số các hiệp định có vai trò quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng thương mại của Việt Nam. Với hiệp định này, thuế suất đánh vào hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam trong biểu thuế của Hoa Kỳ đã chuyển từ cột 2 (không ưu đãi MFN)

sang cột 1 ở mức ưu đãi chung (MFN), với mức giảm bình quân khoảng 40%. Bởi vậy, BTA đã tạo ra sự khởi sắc trong xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Hiện nay, Hoa Kỳ là nước nhập khẩu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam.

Trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của thủ tướng Phan Văn Khải từ ngày 19- 25/06/2005, Việt Nam đẫ có nhiều thành công trong hoạt động thương mại với Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm có ý nghĩa vì người đứng đầu Chính Phủ Việt Nam sau 30 năm kể từ ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, khi nó diễn ra vào đúng dịp lễ kỷ niệm 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ.

Trong chuyến thăm này, hai bên đã ký một số hiệp định quan trọng và đã thúc đẩy hàng hoá của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường Hoa Kỳ.

Trong XTTM nói chung và XTXK nói riêng, Chính Phủ Việt Nam đã tạo dựng được một môi trường kinh doanh thông thoáng. Nhờ vậy, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều có cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị trường. Chính nhờ điều này mà hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ trong thời gian qua đã tăng đáng kể. Tháng 6 năm 2007, Việt Nam và Hoa Kỳ cũng vừa mới ký Hiệp định khung về thương mại và đầu tư. Những liên kết kinh tế giữa hai nước đang phát triển rộng hơn và sâu hơn. Mối quan hệ hợp tác này là kết quả thành công về kinh tế của cả hai nước. Đó là một nền tảng vững chắc và là “động lực tăng trưởng” cho quan hệ hai nước. Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt – Mỹ (BTA) có hiệu lực năm 2001, thương mại hai chiều đã tăng gấp 6 lần, từ 1,4 tỷ USD lên 9,7 tỷ USD mỗi năm. Xuất khẩu từ Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 140, đạt 460 triệu USD.[9].

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu hàng đầu và là người đầu tư quan trọng của Việt Nam. Còn Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á.

Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ được ký kết, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Chính Phủ cũng

các chuyến đi thăm và làm việc của Chính Phủ Việt Nam tại Hoa Kỳ). Mục đích của những chuyến đi này đều nhằm xúc tiến xuất khẩu, từ đó phát hiện ra các rào cản để tìm biện pháp tháo gỡ. Điển hình trong số đó là chuyến đi khảo sát, nghiên cứu thị trường nhân dịp Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sang dự Lễ phê chuẩn Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ ngày 9- 14/12/ 2001; chuyến đi nhân dịp Phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm sang Hoa Kỳ dự lễ tuyên bố về hợp tác giữa Bộ kế hoạch và đầu ta Việt Nam với Chính quyền Bang Texas, Hoa Kỳ từ ngày 12-22/06/2002 và chuyến đi tháp tùng Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm chính thức vào ngày 19-25/06/2005. Tháp tùng chuyến đi của Thủ tướng Phan Văn Khải có đại diện 80 doanh nghiệp lớn do Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – TS Vũ Tiến Lộc dẫn đầu. Đó là các doanh nghiệp thuộc những ngành kinh tế quan trọng của nước ta như: dệt may, than, nông sản, dịch vụ, bưu chính viễn thông. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống G.W. Bush và chủ tịch Nguyễn Minh Triết tháng 06/2007 vừa qua tại Washington, hai nhà lãnh đạo đã thảo luận những biện pháp đưa những liên kết kinh tế này lên một tầm cao mới. 22 doanh nghiệp Hoa Kỳ đã tham gia trong phái đoàn phát triển kinh doanh này. Họ đại diện cho một cộng đồng đa dạng các nền công nghiệp của Mỹ, trong đó có công nghiệp ô tô, hạ tầng và du lịch. Và họ đã đến đây để tìm kiếm những cơ hội thương mại tại thị trường năng động và phát triển này. Đây là những doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn vào thị trường Hoa Kỳ. Phần lớn các doanh nghiệp đều có chung mong muốn là sau chuyến đi sẽ thúc đẩy được việc làm ăn buôn bán với thị trường lớn nhất thế giới này.

Ngoài ra, các cuộc chuyến thăm và làm việc của lãnh đạo chính phủ Việt Nam, Bộ thương mại cũng đã chủ trì tổ chức cho lãnh đạo các Sở thương mại của các Tỉnh và Thành phố đi khảo sát, nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ, tổ chức và hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ.

Để định hướng cho hoạt động xúc tiến xuất khẩu nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ, bên cạnh Luật thương mại năm 2006 (sửa đổi năm 1997), Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn như: Nghị định số 32/1999*/NĐ- Cp của Chính Phủ ngày 05/05/1999 về khuyến mãi, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại; thông tư 17/2001 TT- BTM của Bộ thương mại ngày 12/07/2001 hướng dẫn thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại; Nghị định số 24/2003/ NĐ- CP của Chính Phủ ngày 13/03/2003 quy định chi tiết thi hành pháp lệnh “Quảng cáo”; thông tư 43/2003 TT-BVHTT của Bộ văn hoá thông tin ngày 16/07/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP; Quyết định số 195/1999/ QĐ-TTg ngày 27/09/1999 về việc lập , sử dụng và quản lý quỹ hỗ trợ xuất khẩu; Quyết định số 02/2002/QĐ- BTM ngày 02/01/2002 về việc ban hành quy chế xét thưởng xuất khẩu; Thông tin số 86/2002/BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chi hỗ trợ xuất khẩu và Quyết định ban hành Quy chế xây dựng và quản lý chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia số 01/04/2003/ BTM của Bộ thương mại ngày 24/01/2003. Hiện nay, một số văn bản trên tuy không còn phù hợp với các nguyên tắc của WTO song nó cũng đã góp phần giúp cho các hoạt động XTXK của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.[20]

Hiện nay hoạt động xúc tiến xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ được phát triển mạnh mẽ thông qua việc gia nhập các khối kinh tế và các tổ chức thương mại. Một trong số các khối kinh tế đó là Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), trong diễn đàn hợp tác diễn ra vào tháng 10 năm 2006 tại Hà Nội đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp cận và mở rộng với thị trường Hoa Kỳ. Việc Việt Nam tham gia vào AFTA (của khối ASEAN): trong đó Việt Nam đã cam kết cùng với các nước trong khu vực (khi thương mại của ASEAN và Hoa Kỳ đã và đang phát triển). Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam. Cuối cùng là Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức này vào ngày 11/01/2007 đã giúp hai quốc gia Việt

tham gia vào các khối kinh tế và các tổ chức thương mại đã giúp cho Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của mình nói chung và mặt hàng đồ gỗ nói riêng vào thị trường Hoa Kỳ.

Bên cạnh các nội dung trên, xúc tiến xuất khẩu còn bao gồm hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Trước hết là hoạt động của Trung Tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là Trung tâm được Chính phủ đầu tư xây dựng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 6/04/2004. Trung tâm này được đặt tại thành phố New York – một thành phố đông dân, trung tâm tài chính, thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Trung tâm thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ được thành lập và nằm trong cơ cấu của Cục Xúc tiến thương mại với nhiệm vụ chính là hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam (DN xuất khẩu gỗ) giới thiệu sản phẩm tại thị trường Hoa Kỳ. Trung tâm này đặt tại số 7 West,36th Street, Suit 600, NY10018, NewYork, Hoa Kỳ với diện tích trên 300m2, bao gồm phòng họp, khu trưng bày rộng và các phòng làm việc được trang bị phương tiện làm việc theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, để các doanh nghiệp sử dụng với chi phí thấp. Ngoài việc giới thiệu sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam sẽ được hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu, quảng bá sản phẩm, giao dịch với các cơ quan chức năng ở nước sở tại.

Ngoài Trung tâm thương mại Việt Nam tại Hoa Kỳ còn có Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ là một bộ phận thuộc Đại sứ quán Việt Nam và là đại diện của Bộ Thương mại (Bộ công thương) Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thương vụ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ công thương về chuyên môn, nghiệp vụ, định hướng phát triển thị trường, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về mặt chính trị, đối ngoại và sự quản lý của Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kỳ. Thương vụ có chức năng xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ nói chung và xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ nói riêng. Thương vụ có những nhiệm vụ chính là:

+ Cung cấp các thông tin cho các doanh nghiệp nhập khẩu của Hoa Kỳ các thông tin về môi trường đầu tư và cơ hội kinh doanh tại Việt Nam;

+ Cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam những thông tin về môi trường và cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ;

+ Giới thiệu và chắp mối kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước; phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang khảo sát thị trường đồ gỗ ở Hoa Kỳ và các đoàn doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ sang khảo sát thị trường của Việt Nam.

Đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài- là các tổ chức xúc tiến thương mại cấp Chính phủ còn có các Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước ngoài- đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục Xúc tiến Thương mại; các Trung tâm hoặc Phòng xúc tiến thương mại tại các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung Ương; Phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam.v.v…

Hoạt động tổ chức hội chợ triển lãm trong và nước ngoài đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam tiếp xúc với các doanh nghiệp nhập khẩu của Mỹ. Hàng năm, Hoa Kỳ có hàng ngàn các hội trợ và triển lãm mở ra nhằm giới thiệu các sản phẩm đồ gỗ của các nước trên thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm đã tham gia các Hội chợ triển lãm về đồ gỗ như: Hội chợ quốc tế về đồ gia dụng trong nhà (The International Home Furnishings Market); Hội chợ quốc tế về đồ gỗ và các loại đồ đạc ngoài trời (The International Casual Furniture & Accessories Market); Hội chợ đồ nội thất và trang trí trong nhà tại Las Vegas; Hội chợ đồ nội thất tại San Francisco; Hội chợ máy chế biến gỗ và cung cấp đồ gia dụng Mỹ (The International Woodworking Machinery & Furniture Supply Fair USA) tại Thành phố Atlanta. [12]

Việc tổ chức hội chợ triển lãm đã giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam có thể thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ một cách sâu và rộng hơn.

Tính tới thời điểm hiện nay, Việt Nam đã có 64 Hiệp hội kinh doanh, hiệp hội ngành hàng. Một trong số các Hiệp hội liên quan đến xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào Hoa Kỳ là Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VINAFOR). Ngoài ra, cấp hiệp hội bao gồm: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS); Hiệp hội cà phê- Ca cao Việt Nam (VICOFA); Hiệp hội Da giầy Việt Nam (LEFASO); .v.v…

Hiệp hội là tổ chức xã hội, tập hợp các cá nhân hay định chế hoạt động tự nguyện tuân thủ tôn chỉ mục đích và các quy tắc chung đã thoả thuận, phù hợp với quy định của pháp luật, hoạt động theo nguyên tắc tự quản và không vì mục tiêu lợi nhuận.

Hiện nay, nước ta có khoảng trên 240 Hội/ Hhiệp hội thuộc các lĩnh vực, có phạm vi hoạt động trên cả nước, trong đó có 64 hiệp hội ngành hàng. Nhiều ngành hàng kinh tế quan trọng của đất nước đã có Hiệp hội ngành hàng và thực hiện thường xuyên các hoạt động XTXK . Ở những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn, hiệp hội ngành hàng đã thu hút sự tham gia của số lượng hội viên lớn như: Hiệp hội dệt may Việt Nam có trên 450 hội viên, Hiệp hội chè Việt Nam có 200 hội viên, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản có khoảng 300 hội viên… Đối với hoạt động xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản nói riêng và các hiệp hội nói chung đã giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam có đầy đủ các thông tin thị trường Hoa Kỳ. Các hiệp hiệp còn tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ. Qua các cuộc trao đổi này, các doanh nghiệp đã có thông tin kịp thời về thị trường xuất khẩu, Hoa Kỳ đã giúp cho các doanh nghiệp khắc phục những tồn tại của mình trong quá trình xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ. Các hiệp hội còn tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp thăm quan và học hỏi kinh nghiệm của một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ của Trung Quốc và Thái lan. Họ là những DN xuất khẩu gỗ thành công vào thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm gần đây, một số ngành hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam đã có Hiệp hội mạnh và nguồn thu của các hiệp hội này đã được cải thiện.

Việt Nam mới gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều bỡ ngỡ và chưa có nhiều kinh nghiệm trên thương trường quốc tế. Các hiệp hội đã đứng ra bảo vệ cho nhiều doanh nghiệp trong các vụ kiện bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ.

Ngày 6/11/2007, Hội Việt Mỹ phối hợp với Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và thời báo kinh tế Việt Nam tổ chức hội thảo “Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ” tại Hà Nội. Hội thảo diễn ra vào dịp Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ cùng đoàn doanh nhân cao cấp nước này sang thăm Việt Nam. Hội Việt – Mỹ đã tổ chức một số hội thảo trong vài năm gần đây để xem xét, đánh

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w