Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cho đến năm 2020

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 60 - 62)

6. Kết cấu của đề tài

3.1.1 Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam cho đến năm 2020

Hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu của thời đại. Các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực ngày càng phát triển, mở rộng thêm nhiều thành viên và có nhiều hoạt động thúc đẩy việc phát triển thương mại trong nội bộ khối và trên toàn thế giới. Sau hơn 20 năm “đổi mới” chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, với chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đang hội nhập sâu- rộng hơn vào nền kinh tế thế giới với nhiều Hiệp định thương mại song phương và đa phương. Đặc biệt, Việt Nam đang đứng trước tiến trình hội nhập WTO. Trong giai đoạn tới, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường đồng thời các doanh nghiệp cũng gặp nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Căn cứ vào kết quả xuất khẩu đồ gỗ đã đạt được trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu giai đoạn trước mắt 2006-2010 là phát triển xuất khẩu

GDP, giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, trước hết sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, đồng thời tích cực phát triển các mặt hàng khác có tiềm năng thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới theo hướng nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng có giá trị cao, tăng sản phẩm chế biến chế tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, giảm dần tỷ trọng hàng xuất khẩu thô. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ trong những năm vừa qua đã đạt được những kết quả đáng mừng. Giai đoạn 2006 – 2010, nhóm sản phẩm công nghiệp và thủ công mỹ nghệ dự kiến sẽ là nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 36,3%/ năm, chiếm 50,6% tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 -2010 của cả nước . Một trong những đóng góp này đó là sản phẩm gỗ. Dự kiến sản phẩm gỗ năm 2008 sẽ xuất khẩu 3,55 tỷ USD (tăng 27,8%) so với năm 2007, năm 2009 tăng 4,482 tỷ USD tăng 26,1% so với năm 2008, năm 2010 tăng 5,564 tỷ USD (tăng 24,1% so với năm 2009). [2, tr.51]

Đối với sản phẩm gỗ - đây là mặt hàng đã khẳng định vị trí tương đối vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ năm 2004 với kim ngạch xuất khẩu vượt 1 tỷ USD và tăng trưởng bình quân gần 40%/ năm trong vòng 5 năm qua. Chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đặt ra cho các mặt hàng này là đến năm 2010 xuất khẩu đạt giá trị 5,5 tỷ USD, tăng bình quân 28,9% / năm.

Giống với mặt hàng nhựa, đồ gỗ là mặt hàng có thị phần lớn, khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ. Khó khăn cơ bản vẫn là nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu và khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn còn hạn chế. Năng lực chế biến và khả năng cung ứng sản phẩm gỗ phục vụ xuất khẩu của các doanh nghiệp đang trong quá trình được nâng lên rõ rệt. Theo đánh giá của Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam, khác với tình trạng hoạt động manh mún rời rạc trước đây, các doanh nghiệp sản xuất

đồ gỗ trong nước đã có xu hướng hợp tác với nhau để giữ vững thị trường, đáp ứng những đơn hàng lớn từ phía bạn hàng quốc tế. Một điển hình cho sự liên kết này là cụm công nghiệp gỗ Phú Tài ở Bình Định với gần 60 doanh nghiệp đang cùng hợp tác để sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp chế biến gỗ, trong đó nhiều doanh nghiệp mạnh, có tiềm lực về vốn đã hình thành nên các tập đoàn chế biến gỗ xuất khẩu lớn như Công ty TNHH Khải Vi, công ty cổ phần SAVIMEX, công ty TNHH Trường Thành TP Hồ Chí Minh.

Về tổ chức nguồn nguyên liệu để phục vụ xuất khẩu đồ gỗ, hiện tại việc xúc tiến xuất khẩu đã thành lập 3 trung tâm chuyên nhập khẩu gỗ ở mọi miền đất nước. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các lâm trường, các chủ rừng với các công ty chế biến gỗ trong nước đang được thắt chặt trên cơ sở lợi ích của cả hai phía, sẽ là những đảm bảo quan trọng cho sự phát triển của ngành sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ trong những năm tới.

Về thị trường xuất khẩu, ngoài các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, Pháp, Đức, xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ vẫn cho thấy những khả năng tăng trưởng cao trong những năm tới. Kết quả có được là nhờ Việt Nam có nhiều lợi thế về giá nhân công rẻ và thuế nhập khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ thấp.

Một phần của tài liệu Xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ (Trang 60 - 62)