Khái l−ợc về các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu Tác động của Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam (Trang 145 - 146)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

hàng hoá của Việt Nam

1.1. Khái l−ợc về các cam kết của Trung Quốc khi gia nhập WTO

Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO) vào tháng 12 năm 2001. Việc gia nhập WTO, nh− một nỗ lực nằm trong cải cách chung của đất n−ớc, có ý nghĩa hết sức quan trọng đến phát triển kinh tế của Trung Quốc. Những điểm chủ đạo trong cam kết WTO của Trung Quốc theo 5 nguyên tắc cơ bản của WTO: (1) không phân biệt đối xử (quy chế tối huệ quốc MFN và đối xử quốc gia NT), (2) mở cửa thị tr−ờng, (3) minh bạch và có khả năng tiên đoán, (4) không bóp méo th−ơng mại và (5) đối xử −u đãi cho các n−ớc đang phát triển.

(1) Không phân biệt đối xử

Trung Quốc cam kết tuân thủ theo nguyên tắc này, tức là áp dụng MFN và NT cho tất cả các n−ớc thành viên của WTO. Đối với Trung Quốc, điều đó có nghĩa là thủ tiêu hệ thống hai giá, xoá bỏ dần những hạn chế th−ơng mại, và áp dụng các luật lệ và thủ tục hành chính thống nhất hơn.

(2) Mở cửa thị trờng

Cam kết mở cửa thị tr−ờng của Trung Quốc đ−ợc thể hiện qua việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng nh− mở cửa khu vực dịch vụ. Trung Quốc cam kết mở cửa gần nh− tất cả các thị tr−ờng ngay từ khi trở thành thành viên WTO. Thời hạn chót thực hiện hầu hết các cam kết là 4 năm sau khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO (tức đến hết năm 2005) và nhiều cam kết hoàn tất thực hiện trong vòng 3 năm. Trung Quốc cũng cam kết loại bỏ dần tất cả các biện pháp phi thuế quan khác trái với WTO đối với hầu hết các mặt hàng kể từ ngày 1/1/2005.

(3) Minh bạch và có khả năng tiên đoán

Trung Quốc tuân thủ theo nguyên tắc này không chỉ ở việc thực hiện những luật và quy định chung của WTO về minh bạch hoá nh− công bố và thông báo các luật và chính sách th−ơng mại mà còn thông qua một số cam kết cụ thể. Trung Quốc cam kết áp dụng một thể chế th−ơng mại nhất quán, bộ máy t− pháp độc lập, và xây dựng một cơ chế để các bên có thể phản ánh những vấn đề về bảo hộ tại địa ph−ơng lên chính quyền trung −ơng. Trung Quốc cũng tăng hơn mức độ minh bạch thông qua cam kết xoá bỏ dần những hạn chế về th−ơng quyền đối với tất cả các sản phẩm, loại trừ các hàng hoá nằm trong danh mục th−ơng mại Nhà n−ớc và cho phép các nhà cung cấp trong n−ớc và n−ớc ngoài

tham gia vào các dịch vụ phân phối và bán lẻ. Trung Quốc cũng cam kết tuân thủ các Hiệp định đang có hiệu lực của WTO nh− Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến th−ơng mại, các hàng rào kỹ thuật đối với th−ơng mại và các biện pháp đầu t− liên quan đến th−ơng mại.

(4) Không bóp méo thơng mại

Nguyên tắc của WTO về không bóp méo th−ơng mại bao gồm những nguyên tắc chung trong các lĩnh vực nh− các biện pháp trợ cấp và đối kháng, chống bán phá giá và tự vệ. Trung Quốc đã đ−a ra những cam kết mạnh hơn mức yêu cầu đối với các n−ớc đã là thành viên WTO. Ví dụ, Trung Quốc cam kết bãi bỏ hết các hình thức hỗ trợ xuất khẩu không phù hợp với luật lệ WTO. Trung Quốc cam kết giới hạn việc trợ cấp nông nghiệp d−ới mức 8,5% sản l−ợng nông nghiệp, so với mức 3,5% hiện hành và mức 10% áp dụng cho các n−ớc đang phát triển khác. Tuy nhiên, những nh−ợng bộ này có thể đặt ra một tiền lệ làm khó khăn hơn cho những n−ớc đang đàm phán gia nhập WTO.

(5) Đối xử u đi cho các nớc đang phát triển

Điều khoản tạo thuận lợi (Enabling Clause) cho phép các n−ớc phát triển thành viên thoát ra khỏi điều khoản MFN và giành cho các n−ớc kém và đang phát triển đối xử S&D. Trung Quốc đ−ợc h−ởng ân hạn thực hiện các cam kết trong WTO nh− dỡ bỏ dần hạn ngạch và giấy phép, và tự do hoá dần việc cho phép các doanh nghiệp n−ớc ngoài tham gia vào thị tr−ờng. Ngoài ra Trung Quốc còn đ−ợc h−ởng thuế suất GSP của một số n−ớc, giúp Trung Quốc tăng đ−ợc khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng trên thị tr−ờng thế giới, đặc biệt so với các n−ớc đang phát triển xuất khẩu các sản phẩm t−ơng đồng.

Một phần của tài liệu Tác động của Trung Quốc gia nhập WTO đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam (Trang 145 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)