Quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng rau quả và thuỷ hải sản.

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc (Trang 74 - 75)

2. Giải pháp vĩ mô nhằm khai thác tối đa lợi ích th−ơng mại của Việt Nam từ Ch−ơng trình Thu hoạch sớm.

2.1. Quy hoạch và phát triển vùng nuôi trồng rau quả và thuỷ hải sản.

Mặc dù diện tích, sản l−ợng rau quả và thuỷ hải sản thời gian qua có tăng tr−ởng và mở rộng, nh−ng vùng nguyên liệu còn phân tán, manh mún, chất l−ợng không đồng đều và ổn định. Tại các khu vực sản xuất chế biến công nghiệp tập trung, nguồn nguyên liệu rau quả luôn thiếu và chất l−ợng còn thấp. Công tác nghiên cứu, khảo nghiệm, chuyển giao giống mới cho sản xuất còn có độ rủi ro cao. Phần lớn giống rau quả vẫn có năng suất, chất l−ợng thấp, nhiều sâu bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm ch−a đảm bảo, không đảm bảo tiêu chuẩn cho chế biến công nghiệp và xuất khẩu t−ơi. Hiện nay, hầu hết các nhà máy chế biến rau quả mới chỉ đạt 20 - 25% công suất thiết kế. Có nhà máy chỉ đạt d−ới 10% nh− nhà máy cà chua Hải Phòng, nhà máy chế biến hoa quả Bắc Giang. Tình trạng thiếu nguyên liệu xuất phát từ việc đầu t− phát triển vùng nguyên liệu tại nhiều nơi ch−a đồng bộ, ch−a theo kịp công nghệ chế biến. Ngay tại thị tr−ờng nội địa, mạng l−ới tiêu thụ rau quả và thuỷ sản t−ơi vẫn còn mang nặng tính tự phát.

Tại thị tr−ờng Trung Quốc, sự xuất hiện và chiếm lĩnh thị tr−ờng của rau quả và thuỷ sản của ta còn rất hạn chế do không cạnh tranh nổi với Thái Lan và một số n−ớc khác. Hiện tại, cơ cấu mặt hàng rau quả và thuỷ sản xuất khẩu ch−a ổn định, không có mặt hàng chủ lực. Bởi vậy, cần có các giải pháp:

Tr−ớc hết, cần quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung một cách phù hợp. Các địa ph−ơng cần tuỳ theo lợi thế của mình mà rà soát, bố trí đủ diện tích trồng rau quả, nhất là tại các vùng nguyên liệu tập trung. Căn cứ vào điều kiện thổ nh−ỡng, khí hậu, các tỉnh cần chú trọng phát triển một số loại cây đặc tr−ng. Vùng sản xuất tập trung sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai áp dụng kỹ

thuật nuôi trồng tiên tiến, chất l−ợng sản phẩm thu hoạch sẽ đồng đều hơn và hiệu quả hơn trong công tác tập trung gom hàng cho xuất khẩu.

Việc nuôi trồng các loại rau và thuỷ hải sản b−ớc đầu chỉ nên tập trung vào một số mặt hàng xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh. Các nhà sản xuất và xuất khẩu cần xác định rõ trong việc lựa chọn chủng loại, chọn giống kèm theo đó là kỹ thuật từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch và bảo quản chế biến sau thu hoạch. Hay nói cách khác, các doanh nghiệp kinh doanh rau quả và thuỷ sản cần áp dụng qui trình kinh doanh khép kín từ sản xuất, thu mua đến chế biến và tiêu thụ. Tại các chợ đầu mối cần trang bị các thiết bị kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhà sơ chế và bảo quản. Tại các cửa khẩu bến cảng, cần xây dựng các hệ thống kho lạnh bảo quản rau quả và thuỷ sản t−ơi xuất khẩu.

Tăng c−ờng các hình thức liên kết ngang và dọc, tạo sự phân công hợp tác giữa các nhà chế biến và mối gắn kết với sản xuất nguyên liệu thông qua việc hình thành các câu lạc bộ sản phẩm, để thống nhất từ sản l−ợng đến các yêu cầu về chất l−ợng, kích cỡ từng chủng loại, phù hợp với yêu cầu thị tr−ờng và cũng nh− xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Các giải pháp để Việt Nam khai thác tối đa những lợi ích thương mại từ chương trình " thu hoạch sớm" trong khu mậu dịch tự do Asean - Trung Quốc (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)