1. Định h−ớng và quan điểm khai thác lợi ích th−ơng mại của Việt Nam từ Ch−ơng trình Thu hoạch sớm.
1.1.3. Một số mặt hàng của Việt Nam tham gia EHP có thể khó cạnh tranh hoặc bị mất thị phần trên thị tr−ờng Trung Quốc.
hoặc bị mất thị phần trên thị tr−ờng Trung Quốc.
Khi tham gia EHP, nhiều mặt hàng của Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hoặc bị mất dần thị phần trên thị tr−ờng Trung Quốc, do chúng ta vẫn luôn ở thế bị động và ch−a tận dụng các cơ hội để tối đa các lợi ích từ Ch−ơng trình Thu hoạch sớm.
Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy là việc kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nông thuỷ sản từ Việt Nam sang Trung Quốc chủ yếu do các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ thực hiện, năng lực tiếp cận và thâm nhập thị tr−ờng Trung Quốc còn rất yếu. Trong khi đó, các chính sách của Nhà n−ớc nhằm khuyến khích các đơn vị kinh doanh nhỏ xuất khẩu lại ch−a kịp thời, đặc biệt là các chính sách liên quan đến thuế và thanh toán. Trong thời gian tới, khi cạnh tranh về thuế không còn nữa, cạnh tranh về chất l−ợng, yêu cầu về tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ là những trở ngại lớn nhất cho xuất khẩu và thâm nhập thị tr−ờng ngoài n−ớc của các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam.
Thực tế hiện nay cơ sở hạ tầng của chúng ta về kiểm định vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm còn rất thiếu và yếu, các cơ quan quản lý Nhà n−ớc d−ờng nh− vẫn còn rất thận trọng và ch−a kịp thời trong việc xây dựng cơ chế chính sách thuận lợi, cũng nh− có những động thái, cải cách thiết thực để cải thiện thực trạng đó.
Về phía mình, năng lực cạnh tranh của hàng hoá còn thấp cả về chất l−ợng, mẫu mã, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, cũng nh− ch−a đủ khả năng tập trung nguồn hàng để đáp ứng những hợp đồng lớn đã hạn chế nhiều đến tăng tr−ởng xuất khẩu và năng lực cạnh tranh.
Ngoài ra, trong khi ASEAN và Trung Quốc ký kết Hiệp định về việc thành lập Khu vực th−ơng mại tự do ASEAN – Trung Quốc, thì bản thân các thành viên của ASEAN lại tiến hành ký các Hiệp th−ơng mại tự do song ph−ơng với Trung Quốc và cả với các quốc gia khác trong khu vực. Các Hiệp định song ph−ơng này trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra những khó khăn cản trở cho hàng hoá Việt Nam cạnh tranh trên thị tr−ờng ngoài n−ớc và ít nhiều cản trở đến tiến trình chung do sự khác biệt về lợi ích. Nh− vậy, nếu nh− một số lợi thế của Việt Nam trùng với các lợi thế của một hay nhiều quốc gia khác nh−ng sức cạnh tranh của Việt Nam lại kém hơn, và Việt Nam không xây dựng đ−ợc một đối sách hợp lý, chúng ta sẽ rất có thể không chỉ bị thua thiệt về lợi ích, mà sẽ chỉ là tấm nệm góp phần vào sự ổn định chung của khu vực nhằm tạo đà cho các thị tr−ờng khác phát triển.