Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam theo ngành

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 56 - 59)

Các thương vụ M&A vẫn sẽ tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ tài chính. Một số lĩnh vực khác có thể sẽ bắt đầu xuất hiện các thương vụ trong năm 2010 là viễn thông, khai khoáng. Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe cũng như lĩnh vực giáo dục cũng sẽ được quan tâm nhiều hơn.

3.1.2.1. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành công nghiệp

Chúng tôi tin tưởng rằng, cùng với sự phục hồi kinh tế và sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam, M&A trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục gia tăng về số lượng thương vụ và quy mô giao dịch. Các thương vụ vẫn sẽ tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp chế biến thực phẩm và các lĩnh vực sản xuất khác.

3.1.2.2. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành dịch vụ tài chính:

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến 2010 các NHTM phải có vốn điều lệ tối thiểu đạt 3000 tỷ đồng tạo sức ép lên các tổ chức tín dụng trong nước thúc đẩy mạnh hoạt động bán cổ phần tăng vốn điều lệ. Mặc dù vậy, con số 3000 tỷ đồng vẫn chưa đủ để đảm bảo năng lực cạnh tranh của các tổ chức này trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, và

đặc biệt sau năm 2011. Do vậy, có thể nhận định hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vẫn sẽ rất sôi động, thậm chí có thể nói là rất nóng trong thời gian tới, đặt ra cơ hội cũng như thách thức đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tại Việt Nam.

Tại VBF(diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam) 2009, nhiều nhà đầu tư cũng đã đề nghị nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng Việt Nam.

3.1.2.3. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành bán lẻ

Theo cam kết của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ ngày 1-1- 2009, VN sẽ mở cửa thị trường dịch vụ phân phối cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Lĩnh vực này tiếp tục có tiềm năng tăng trưởng lớn do khả năng chi tiêu ngày càng tăng của người dân và do số lượng các chuỗi cửa hàng lớn và hình thức bán lẻ có tổ chức hiện nay khá hạn chế.

Theo dự đoán của BMI, ngành thực phẩm Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng phi thường tính đến năm 2013 vì Việt Nam là một trong những thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ngành bán lẻ sẽ có nhiều triển vọng mới.

Đến năm 2013, BMI dự tính doanh số bán lẻ tại các cửa hàng bán lẻ hiện đại của Việt Nam sẽ tăng mạnh khoảng 108,3% với tất cả các loại hình bán lẻ hiện đại có mặt trên thị trường - siêu thị, đại siêu thị và các cửa hàng tiện dụng.

3.1.2.4. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành dược phẩm, y tế và chăm sóc sức khỏe

Sản xuất dược phẩm là ngành có tiềm năng phát triển rất lớn trong những năm tới. Tuy nhiên năng lực sản xuất của các công ty dược phẩm hiện nay còn yếu. Còn nhiều công ty dược mới chỉ dừng lại ở các hoạt động phân phối.

Dự báo, việc sắp xếp cơ cấu lại các công ty ngành dược phẩm tại Việt Nam sẽ diễn ra trong thời gian tới. Cụ thể, các doanh nghiệp dược Việt Nam sẽ phải áp dụng các tiêu chuẩn GMP, GDP, GSP…

3.1.2.5. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành giải trí và truyền thông

Theo báo cáo ngành Giải Trí & Truyền thông (E&M) của Pricewaterhouse Coopers cho các năm từ 2009 đến 2013, tại Việt Nam, giá trị của thị trường giải trí và truyền thông gấp khoảng 3 lần trong khoảng thời gian 5 năm trước từ năm 2004 đến năm 2009. Theo dự báo, tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm của lĩnh vực này tại Việt Nam được dự đoán là

16.7%, mức cao nhất trên thế giới, kỳ vọng đạt 2,3 tỷ USD năm 2013. Thị trường truy cập Internet dự kiến tăng trưởng 20.9%, Quảng cáo là 10.9%. M&A có thể giúp các tập đoàn truyền thông quốc tế tiếp cận thị trường Viêt nam nhanh hơn, đây cũng là cách tiếp cận các thị trường tương tự như Thái lan hoặc Trung quốc. Chúng tôi dự đoán M&A trong lĩnh vực này sẽ gia tăng mạnh về số lượng thương vụ, tuy nhiên do đặc thù ngành giá trị của mỗi thương vụ không lớn.

3.1.2.6. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành bất động sản

Theo đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản ở Việt Nam trở thành thị trường nhiều tiềm năng nên hai năm gần đây, đó là lĩnh vực hút vốn ngoại cũng là điều dễ hiểu. Chúng tôi tin rằng, các giao dịch liên quan đến bất động sản và chuyển nhượng dự án vẫn sẽ tiếp tục sôi động như năm 2009.

3.1.2.7. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam ngành viễn thông và khai khoáng

Ngành viễn thông của Việt Nam đã cạnh tranh khốc liệt và nhiều đối tác chiến lược nước ngoài vẫn kiên trì chờ đợi việc cổ phần hóa của ông lớn Mobifone. Ngoài ra, các thương vụ liên quan đến Viettel hoặc Sfone có thể sẽ tạo điểm nhấn của năm 2010.

Tương tự như vậy đối với ngành khai khoáng, ngành này còn nhiều tiềm ẩn chưa được khai thác hết, và sẽ có sự hợp tác chiến lược giữa các công ty khai khoáng địa phương – có quan hệ, có giấy phép những điểm mỏ; và các công ty quốc tế có khả năng về vốn và công nghệ để tập trung chế biến sâu.

3.1.2.8. Đánh giá triển vọng hoạt động M&A tại Việt Nam của các tổ chức hoạt động phát hành riêng lẻ

Các nhà quản lý quỹ đang hoạt động tại Việt Nam đa số có quan điểm thận trọng và đangquan sát các diễn biến của năm 2010. Theo nhận định của một số công ty quản lý quỹ, năm 2010, việc thu hút thêm vốn cho các quỹ mới không phải là điều dễ dàng, mặt khác, một số quỹ sẽ có ý định thoái vốn trong năm tới.

Các dấu hiệu trên cho thấy năm 2010 sẽ có những cuộc thoái vốn và tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư. Các giao dịch đầu tư mới sẽ tiếp tục xuất hiện, tuy nhiên sẽ chọn lọc hơn nhiều so với trước đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)