Tình hình M&A theo một số ngành tại Việt Nam trong thời gian gần đây:

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 38)

2.2.1. Tình hình hoạt động M&A theo ngành nói chung:

Năm 2009,theo đồ thị ta có thể thấy ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất hiện một vài điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – y tế và chăm sóc sức khỏe.

Hình 2.3: Phân loi M&A theo tính chất thương vụ

2.2.2. Tình hình hoạt động M&A trong ngành tài chính & ngân hàng thời gian gần đây:

Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương vụ đang lưu ý mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương vụ này cũng chỉ là để tăng tỷ lệ sở hữu lên 15-20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ cổ phần tại OCB lên 15%, và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại Ngân hàng An Bình lên 20%.

Thương vụ đáng chú ý nhất trong nước đó là Oceanbank đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn điều lệ của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN.

Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP Đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và Công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã ký hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại Ngân hàng Đầu tư Thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia (BIDC. Ngoài ra, CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập.

Các thương vụ khác trong lĩnh vực ngân hàng tài chính bao gồm:

Hình 2.4: Thương vụ M&A chia theo ngành

Công ty Cổ Phần Bảo hiểm HSBC Asia-Pacific, công ty do HSBC Insurance Holdings Ltd sở hữu toàn bộ, đã thông báo ý định tăng cổ phần trong công ty bảo hiểm lớn nhất tại Việt Nam là công ty Bảo Việt từ 10% lên 18%. Sau đó, vào tháng 6, HSBC đã thông báo tăng cổ phần lên thành 25%, số cổ phần tối đa có thể được nắm giữ theo các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh (REE) đã tăng số cổ phần từ 35.6% lên thành 61.6% tại Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Bảo Tín, một công ty quản lý đầu tư. REE, được thành lập năm 1997 tại Hồ Chí Minh chuyên sản xuất và phân phối máy lạnh, đồ gia dụng, điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Ngoài ra, REE cũng tham gia vào hoạt động đầu tư, phát triển bất động sản và các dịch vụ kỹ thuật phục vụ các dự án công nghiệp, thương nghiệp và dân dụng.

2.2.3. Tình hình hoạt động M&A trong ngành công nghiệp thời gian gần đây:

Ngành công nghiệp tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn về số lượng thương vụ và giá trị M&A. Các giao dịch tập trung nhiều vào lĩnh vực công nghiệp thực phẩm gắn với phân phối để khai thác thị trường 86 triệu dân của Việt Nam: như là bia, nước giải khát, thực phẩm gia vị…Các giao dịch mua bán về công nghiệp năng lượng cũng được diễn ra với giá trị và quy mô lớn.

Một số thương vụ tiêu biểu trong ngành công nghiệp:

Vào tháng sáu, Uniliver đã thông báo mua lại 33.33% cổ phần của Công ty Liên Doanh Unilever Vietnam từ đối tác trong nước là Tập Đoàn Sản Xuất Hóa Chất Quốc Gia Việt Nam (Vinachem). Unilever và Vinachem đã ký thỏa thuận chấm dứt liên doanh để có thể mở rộng thêm hoạt động kinh doanh. Theo đó, Công ty liên doanh Unilever Việt Nam đã trở thành một công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài và được đổi tên thành Công ty TNHH Quốc Tế Unilever Việt Nam hay Unilever Việt Nam.

Loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam nhưng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2009, tuy không sôi động như giai đoạn trước: Công ty Jardine Cycle & Carriage Ltd (JC&C) trụ sở tại Singapore đã tăng số vốn chủ sở hữu trong Tập đoàn Ô Tô Trường Hải (THACO) từ 20.5% lên 24.9% với số tiền là 262.5 tỷ đồng (tương đương 14.7 triệu đô la Mỹ).

SABMiller Asia BV (SA), một đơn vị do SABMiller PLC sở hữu toàn bộ, đã mua 50% cổ phần trong Công ty Liên Doanh SABMiller Việt Nam, một công ty sản xuất bia, từ đối tác liên doanh là Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), một công ty đại chúng sản xuất, và phân phối các sản phẩm từ sữa. SABMiller cho rằng việc mua lại cổ phần này sẽ cho phép công ty mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển thị trường bia Việt Nam và

cũng gia tăng sự hiện diện của công ty tại khu vực Châu Á. Về phần mình, Vinamilk đã nhấn mạnh trong thông cáo báo chí là “trong môi trường kinh tế hiện nay, Vinamilk muốn tập trung hơn vào việc kinh doanh sản phẩm từ sữa và các thức uống dinh dưỡng nhằm nâng cao vị thế của công ty và tối đa hóa quyền lợi của các cổ đông của Vinamilk”. Các điều khoản của giao dịch không được công bố, tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng tổng giá trị tài sản của công ty là 31.8 triệu độ la Mỹ vào cuối niên độ tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008.

2.2.4. Tình hình hoạt động M&A trong ngành bất động sản thời gian gần đây:

Năm 2009, bất động sản là một trong ba lĩnh vực dẫn đầu về thu hút vốn FDI. Trong khi đó giá đất tại nhiều khu vực tăng chóng mặt, cùng nhiều dự án bất động sản cao cấp đồng loạt tái khởi động khiến thị trường địa ốc càng thêm sôi động. Điều đáng nói là nhiều dự án tái khởi động trong thời gian qua đều do các doanh nghiệp mua lại. Các chuyên gia cho rằng năm 2009 là thời gian khó khăn với tất cả các doanh nghiệp lớn nhỏ tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới do hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng đây cũng là cơ hội vàng để các doanh nghiệp nắm bắt.

Một số thương vụ bất động sản đáng lưu ý trong năm qua:

Thương vụ chuyển nhượng dự án nhà ở cao cấp, văn phòng, khách sạn 5 sao Hanoi City Complex do tập đoàn lớn thứ 5 Hàn Quốc Lotte mua lại từ tập đoàn Deawoo. Dự án được tái khởi động vào ngày 22/10 vừa qua sau hơn 4 tháng dừng. Nằm tại vị trí “đắc địa” đường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội, với vốn đầu tư lên đến 400 triệu USD, cao 65 tầng, dự án này được đánh giá là tòa nhà cao thứ hai tại Việt Nam sau Keangnam.

Công ty CapitaLand, thông qua công ty con do CapitalLand sở hữu 100% là CVH Cayman 1, đã tăng quyền vốn chủ sở hữu từ 10% lên 70% trong công ty CapitaLand - Hoàng Thanh bằng cách mua lại 60% cổ phần của công ty Hoàng Thanh với số tiền là 551 tỷ Việt Nam đồng (tương đương 32.5 triệu USD). CapitaLand- Hoàng Thanh là một công ty liên doanh chuyên phát triền và đầu tư bất động sản giữa Công ty Hoàng Thanh và Tập đoàn CapitaLand của Singapore, có giấy phép đầu tư cho dự án xây căn hộ cao cấp “Satin Residence” trị giá 120 triệu đô la Mỹ tại Khu Đô thị mới MoLao tại Quận Hà Đông Hà nội, trước đây là tỉnh Hà Tây trước khi thủ đô được mở rộng.

Global Investment House (Global) đã thông báo Quỹ Bất động sản Châu Á Toàn cầu (Global Asia Real Estate Fund), một quỹ đầu tư bất động sản tại Châu Á do Global quản lý, đã mua 17% cổ phần của Công ty RC Real Estate Development and Finance Corporation (Refico) tại Việt Nam. Global Asia Real Estate Fund đi vào hoạt động vào năm 2006 tập trung vào đầu tư bất động sản tại Trung Quốc, Ấn độ và nay là tại Việt

Nam. Refico là công ty phát triển bất động sản Việt Nam được thành lập vào năm 2003 tại Hồ Chí Minh.

2.3. Một vài điểm mới trong hoạt động M&A tại Việt Nam trong thời gian gần đây:

2.3.1. Xu hướng Doanh nghiệp Việt Nam trở thành người đi mua :

Ở phần trên, chúng tôi đã đề cập đến thương vụ mà BIDV mua lại một ngân hàng tại Campuchia. Đây cũng là một ví dụ tiêu biểu cho việc một số doanh nghiệp Việt Nam đã và đang trở thành những người mua chủ động trong hoạt động M&A.

Điểm thú vịở chỗ, trước đây khi nói đến M&A hay nói đến đối tác chiến lược, người ta thường nghĩ ngay đến yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, quan niệm đó giờ đây đã có thay đổi. Theo thống kê của chúng tôi, số lượng các giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam là 40% tổng số giao dịch toàn thị trường. Giao dịch doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp nước ngoài, hoặc mua lại một bộ phận doanh nghiệp nước ngoài chiếm 4,62% tổng số giao dịch năm 2009.

Một điểm hình khác cho việc trở thành một người đi muatrong năm 2009 là Viettel. Tiếp sau việc trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng TMCP Quân đội MB, Viettel tiếp tục hiện diện qua thương vụ Vinaconex vào thời điểm đáy của thị trường chứng khoán. Vào tháng 2, Viettel đã hoàn tất việc mua 35 triệu cổ phần của Vinaconex - một trong những tập đoànhàng đầu tại Việt Nam trong ngành xây dựng, hoạt động trong các lĩnh vực xây dựng, tư vấn đầu tư, thiết kế, hoạch định, xuất nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu cho ngành xây dựng và các ngành liên quan. Sau giao dịch mua bán này, Viettel đã nắm giữ 18.9% cổ phần của Vinaconex và có ý định mua thêm cổ phần nữa của Vinaconex. Năm 2009, Viettel và Vinaconex cũng đã hoàn tất việc thành lập Công ty CP Tài chính Vinaconex – Viettel.

Không chỉ thực hiện chiến lược mua lại trong nước, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với việc đầu tư vào thị trường Campuchia. Viettel cũng đang hướng đến việc tham gia mua lại hoặc góp vốn vào các mạng di động ở thị trường các nước thuộc châu Á, châu Phi và Mỹ latinh. Theo đánh giá của Viettel, do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư đang bán lại các công ty viễn thông với giá giảm 2 – 4 lần so với giá cách đây 2 – 3 năm. Đây là cơ hội để Viettel thâm nhập thị trường quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những người mua trong khối tư nhân đã và đang trỗi dậy trong những năm qua tại Việt Nam. Với việc tận dụng được các cơ hội trên thị trường chứng khoán và tập trung được các nguồn lực. Một loạt các tập đoàn tư nhân mạnh đã và đang hiện diện và có nhứng

động thái M&A nhất định. Trong danh sách này cần phải kể đến Kinh đô – tập đoàn chuyên về thực phẩm, Hòa phát, Hoàng Anh Gia Lai, Prime Group,...

Năm 2009 Công ty Đầu Tư Kinh Đô, công ty do tập đoàn Kinh Đô sở hữu 100% vốn, Công ty TNHH Uni-President Việt Nam, công ty do tập đoàn Uni-President Enterprises Corp của Đài Loan sở hữu 100% và Công ty Cổ Phần Thức Uống Tribeco Bình Dương, đã thông báo mua 72.6% cổ phần, tương đương 20 triệu cổ phiếu phổ thông mới tại Công ty Cổ Phẩn Thực Phẩm và Thức uống Sài Gòn (Sabeco), một công ty sản xuất nước uống đóng lon với giá là 7.520/1 cổ phiếu (0,444 đô la Mỹ/ cổ phiếu), tương đương 150,4 tỷ đồng Việt Nam (8,874 triệu đô la Mỹ).

2.3.2. Sự sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước: đầu tư của nhà nước, hoặc công ty thành viên của doanh nghiệp nhà nước:

Vai trò và tỷ trọng các doanh nghiệp nhà nước hoặc được sáng lập bởi nhà nước tại Việt Nam còn khá lớn. Vì vậy, cùng với chủ trương đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; cũng như sự sắp xếp các thành viên trong một tập đoàn nhà nước; số thương vụ liên quan đến nhóm này vẫn tiếp tục được diễn ra trong năm 2009.

Hai ví dụ tiêu biểu cho việc chuyển nhượng và sắp xếp lại trong nhóm công ty có liên quan đến nhà nước: đó là thương vụ SCIC nhận chuyển nhượng phần đầu tư của Vinashin tại Bảo Việt và các thương vụ chuyển giao, hợp nhất trong Tập đoàn dầu khí Việt Nam.

Thương vụ được chú ý nhiều trong năm qua là trường hợp SCIC nhận chuyển nhượng khoản đầu tư của Vinashin tại tập đoàn Bảo Việt. Để trở thành cổ đông chiến lược trong nước duy nhất của Bảo Việt, cách đây hai năm, Vinashin đã bỏ ra một số tiền không nhỏ 1.467 tỷ đồng (hơn 90 triệu USD) để sở hữu 3,56% vốn điều lệ.

Sau hai năm kể từ ngày ký thỏa thuận với đối tác chiến lược, Bảo Việt công bố việc thay đổi trong cơ cấu cổ đông lớn. Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - đối tác chiến lược trong nước duy nhất đã chính thức thoái vốn và xin rút khỏi Hội đồng Quản trị.

Đơn vị nhận chuyển nhượng là Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước – SCIC. Theo nội dung đưa ra xin ý kiến cổ đông, việc thoái vốn của Vinashin tại Bảo Việt được hiểu là việc chuyển giao phần vốn nhà nước tương ứng với tỷ lệ sở hữu 3,56% vốn điều lệ của Bảo Việt đã đầu tư trước đó lại cho SCIC quản lý.

Tuy nhiên, điểm lưu ý của thương vụ là mức giá mà Vinashin mua cổ phần của Bảo Việt là mức giá đấu thành công bình quân thực tế 71.918 đồng/cổ phần. Đến thời điểm chuyển giao, giá của Bảo Việt trên sàn HSX là 37.100 đồng/cổ phần.

Một trong những tập đoàn nhà nước đẩy mạnh sắp xếp doanh nghiệp, cơ cấu lại các khoản đầu tư, nhất là các khoản đầu tư ngoài ngành là Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Năm 2009, PVN cơ cấu lại một loạt các công ty thành viên: như chuyển nhượng phần vốn góp vào công ty cổ phần cho thuê máy bay (VALC) cho Tổng Công ty Tài chính Dầu khí PVFC, Công ty CP dịch vụ đường cao tốc dầu khí được chuyển nhượng cho Công ty xây lắp dầu khí… Như vậy, sau khi sắp xếp lại, PVN còn hai định chế tài chính được Chính phủ cho phép từ khi còn là Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, đó là: PVFC và PVI.

2.3.3. Những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán:

Năm 2009, đã xuất hiện những cuộc sáp nhập trên sàn chứng khoán, mà điển hình là 2 thương vụ: Công ty CP Xi măng Hà Tiên 1 và 2, Công ty KMR và KMF.

Công ty cổ phần Mirae (KMR) và Công ty cổ phần Mirae Fiber (KMF) là hai doanh nghiệp niêm yết sáp nhập thành công đầu tiên ở Việt Nam. Sau khi sáp nhập công ty mới vẫn giữ mã chứng khoán là KMR và tiếp tục niêm yết trên sàn TPHCM, trong khi KMF hủy niêm yết trên sàn Hà Nội.

KMF lên sàn Hà Nội từ giữa tháng 12-2007, quy mô nhỏ hơn với số vốn 103,8 tỉ đồng, song hoạt động hiệu quả hơn. Chín tháng đầu năm nay doanh thu của KMF đạt 134,7 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế 16,9 tỉ đồng trong khi KMR chỉ đạt 108 tỉ đồng doanh thu và 13 tỉ đồng lợi nhuận.

Cuối cùng cả hai công ty đã chấp nhận tỷ lệ 1 cổ phiếu KMF bằng 1,35 cổ phiếu KMR. KMR phát hành thêm 14 triệu cổ phiếu để mua lại 100% vốn của KMF. Toàn bộ cổ phiếu phát hành mới được niêm yết bổ sung trên Hose và nâng tổng số cổ phiếu niêm yết của KMR lên 27,3 triệu

Với quy mô lớn gần gấp đôi sau sáp nhập, KMR dự kiến sẽ gia tăng đầu tư ở Đà Nẵng, Hưng Yên để tăng năng lực cạnh tranh và thị phần. Công ty cũng lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn quốc vào năm 2010.

Phương án sáp nhập Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 và Công ty cổ phần xi măng Hà

Một phần của tài liệu Nâng cao vai trò của nguồn nhân sự trong tiến trình M&A (Trang 38)