Muốn khắc phục được những tồn tại, cần phải xác định được nguyên nhân của các vấn đề đó. Qua nghiên cứu và đánh giá thực trạng công tác
quản lý chiến lược của VNPT thời gian qua. Chúng ta có thể nhận thấy nguyên nhân của những tồn tại trên như sau:
(1) Quản lý chiến lược là công tác còn mới mẻ đối với các doanh
nghiệp Việt Nam. Vì thế việc vận dụng những kiến thức hiện đại để quản lý
chiến lược đối với các nhà quản lý ở nước ta còn nhiều hạn chế. Chúng ta thực sự lúng túng khi biến lý thuyết quản lý thành những công việc thực
tiễn.
(2) Tính chất cạnh tranh thị trường ở nước ta chưa thực sự mạnh. Trong
lĩnh vực Bưu chính Viễn thông, mức độ còn chịu sự điều tiết của Nhà nước
các doanh nghiệp trong nước chưa cảm thấy tính chất mất còn trong cạnh tranh. Do đó việc xây dựng chiến lược kinh doanh đang là hình thức, chưa
là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
(3) Đối với VNPT, mặc dù đã có đối thủ cạnh tranh nhưng VNPT vẫn
là doanh nghiệp Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Bưu chính
Viễn thông nên tính chất độc quyền vẫn còn tồn tại. Một số lãnh đạo và nhân viên của Tổng công ty còn mang tư tưởng bao cấp. Điều này gây hạn
chế nhiều cho việc thực hiện chiến lược.
(4) Cơ chế quản lý nội bộ Tổng công ty còn nhiều hạn chế. Cơ chế hạch
toán tập trung gây ra sự không hiệu quả về mặt kinh tế cũng như xã hội:
- Không phân chia được kết quả hoạt động kinh doanh với hoạt động
phục vụ
- Sự bình quân giữa Bưu chính với Viễn thông
Mối quan hệ giữa Tổng công ty với các Bưu điện tỉnh, thành phố còn là xin cho, cấp phát gây sự không linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
(5) Trong quá trình xây dựng chiến lược Tổng công ty chưa vận dụng
các mô hình phân tích chiến lược kinh doanh.
(6) Đội ngũ lao động của Tổng công ty tuy đã có bước phát triển mới
về chất lượng và số lượng nhưng trình độ và năng lực vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC CỦA TỔNG CÔNG TY
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM