2 Diện tích đất trồng ngũ cốc đ−ợc tính trên cơ sở cộng diện tích đ−ợc sử dụng gieo trồng của mỗi mùa vụ Do đó, tổng diện tích đất trồng ngũ cốc ở những vùng gieo trồng hoặc
2.3.2. Những yếu tố gây hạn chế đến quá trình hình thành và phát triển các chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
các chợ đầu mối tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm
Bên cạnh những yếu tố thuận lợi trên đây, từ thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, cũng nh− thực trạng phát triển các chợ đầu mối nông sản ở n−ớc ta trong những năm vừa qua cho thấy cũng còn nhiều yếu tố gây hạn chế đến quá trình hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
Tr−ớc hết, sản xuất nông nghiệp n−ớc ta tuy đã có nhiều tiến bộ trong việc gia tăng sản l−ợng và gia tăng xuất khẩu trong những năm qua, nh−ng về cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ và t−ơng đối lạc hậu.
Thực tế cho thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở n−ớc ta trong những năm vừa qua tuy đã có nhiều tiến bộ, nh−ng quá trình chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo h−ớng sản xuất nông sản hàng hoá tại các tỉnh, vùng lại diễn ra khá chậm. Ngay cả ở một số tỉnh có lợi thế lớn về sản xuất trái cây thuộc vùng ĐBSCL và đ−ợc xem là vựa trái cây cung cấp cho thị tr−ờng cả n−ớc thì tỷ lệ v−ờn tạp trong những vùng trồng cây ăn trái tập trung vẫn khá lớn. Đồng thời, tại các vùng sản xuất nông nghiệp vẫn phổ biến sử dụng các loại cây, con giống và các ph−ơng pháp sản xuất nông nghiệp truyền thống đã khá lạc hậu so với khu vực và thế giới. Trong khi đó, việc xây dựng định h−ớng qui hoạch và thực hiện qui hoạch phát triển tổng thể kinh tế – xã hội và qui hoạch các ngành sản xuất của quốc gia và của các tỉnh (thời kỳ 2000 đến 2010) vừa qua cũng còn nhiều bất cập. Đây là tình trạng khá phổ biến ở nhiều địa ph−ơng hiện nay do những khó khăn về nhiều
mặt trong quá trình thực hiện các loại qui hoạch khác nhau nh− khả năng huy động vốn, sự khó khăn trong việc lựa chọn h−ớng phát triển sản xuất, sự thay đổi của các điều kiện thị tr−ờng dẫn đến sự thay đổi trong định h−ớng đầu t− và tính khả thi của ph−ơng án qui hoạch,...
Với những hạn chế trên đây, nhất là hạn chế trong việc xây dựng và thực hiện định h−ớng chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm nông nghiệp sẽ kéo theo sự hạn chế về phát triển nguồn hàng nông sản trong những năm tới và làm giảm thiểu tính cần thiết, cũng nh− qui mô hoạt động của các chợ đầu mối ngay tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
Thứ hai, lực l−ợng th−ơng nhân n−ớc ta nói chung và bộ phận th−ơng nhân tham gia kinh doanh hàng nông sản nói riêng tuy đã có sự phát triển nhanh cả về số l−ợng và năng lực kinh doanh trong những năm vừa qua, nh−ng vẫn còn nhiều điểm hạn chế tr−ớc yêu cầu tổ chức, phát triển kinh doanh lớn tại các chợ đầu mối nông sản.
Những điểm hạn chế chủ yếu của lực l−ợng th−ơng nhân tham gia kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản, nh−:
+ Lực l−ợng th−ơng nhân chủ yếu xuất thân từ những ng−ời sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công) và ng−ời buôn bán nhỏ. Những đối t−ợng này khi tham gia kinh doanh cũng th−ờng mang theo t− t−ởng sản xuất nhỏ, sợ rủi ro, không dám mở rộng qui mô và phạm vi kinh doanh.
+ Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử và xã hội học cho thấy, những ng−ời kinh doanh t−ơng đối thành đạt, sau một thời gian tích luỹ đ−ợc một chút vốn liếng th−ờng đầu t− trở lại vào đất đai mà không biến tài sản d− thừa đó thành t− bản đầu t− vào các ngành công nghiệp, th−ơng mại nhằm phát triển sản xuất, nâng cao giá trị th−ơng phẩm cho các sản phẩm nông nghiệp và mở rộng thị tr−ờng tiêu thụ của nó.
+ Việc phát triển quan hệ kinh doanh giữa các th−ơng nhân với nhau th−ờng dựa trên cơ sở lòng tin đã đ−ợc thử nghiệm sau khoảng thời gian nhất định, mà ch−a thực sự dựa trên cơ sở pháp lý. Do đó, quan hệ kinh doanh giữa các th−ơng nhân với nhau chậm đ−ợc mở rộng và bị giới hạn cả về không gian và thời gian. Hạn chế này không chỉ do sự kém hiểu biết, tâm lý ngại tiếp cận cơ quan pháp luật, mà còn do năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý nhà n−ớc.
Do đó, khi tham gia kinh doanh trên các chợ đầu mối nông sản, lực l−ợng th−ơng nhân hiện nay cũng khó có thể đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh t−ơng ứng với qui mô, phạm vi kinh doanh của một chợ đầu mối nông sản.
Thứ ba, nhu cầu tiêu thụ nông sản trên thị tr−ờng trong n−ớc chậm phát triển, trong khi các lực l−ợng gia nhập vào hệ thống cung ứng trực tiếp hàng nông sản cho tiêu dùng của dân c− ở các khu vực đô thị đang phát triển vẫn khá dồi dào, do đó làm mất đi cơ hội gia tăng đáng kể l−ợng hàng nông sản đ−ợc l−u thông qua chợ đầu mối để hình thành nên các kênh l−u thông hàng hoá lớn và ổn định.
Thực tế, các chợ đầu mối mới xây dựng trong những năm gần đây và những chợ đầu mối nông sản đã có tr−ớc đây chủ yếu là những chợ đầu mối nông sản – thực phẩm tổng hợp ở các khu vực thành phố lớn. Xét trên phạm vi cả n−ớc, ngoại trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có sự gia tăng nhanh của dân số đô thị do tỷ lệ nhập c− cao, các tỉnh thành còn lại đều có sự gia tăng dân số đô thị chậm do sự di chuyển của chính dân c− số đô thị này về Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, do khả năng tạo việc làm mới tại các đô thị nhỏ thấp và nhiều nguyên nhân khác. Mặt khác, do diện tích sản xuất nông nghiệp bình quân lao động thấp lại đang có xu h−ớng thu hẹp, nên thời gian nhàn rỗi của lao động nông nghiệp khá cao. Một bộ phận đáng kể lao động nông nghiệp đã và đang gia nhập vào lực l−ợng cung ứng trực tiếp hàng nông sản cho các khu vực đô thị. Thêm vào đó, công tác quản lý đô thị nói chung và quản lý các tụ điểm mua bán trong nội thị nói riêng ch−a đ−ợc thực hiện tốt. Vì vậy, quá trình đô thị hoá, ngay cả ở những đô thị lớn ch−a có tác động tích cực đến sự hình thành, phát triển của các chợ đầu mối nông sản. Các kênh cung ứng và tiêu thụ đ−ợc xác lập tại các chợ đầu mối nông sản – thực phẩm tổng hợp vẫn phổ biến ở qui mô nhỏ, ít ổn định và với sự tham gia của nhiều tầng lớp trung gian.
Đồng thời, do sự chậm phát triển của các cơ sở chế biến nông sản, sự thiếu vắng của các nhà đầu cơ, đặc biệt là các nhà đầu cơ xuất khẩu hàng nông sản trên thị tr−ờng trong n−ớc, nên cầu về mặt hàng nông sản sản xuất chính của mỗi vùng sản xuất nông nghiệp cũng ch−a đủ lớn và ch−a thực sự trở thành tác nhân trực tiếp thúc đẩy sự hình thành, phát triển các kênh l−u thông hàng nông sản qua các chợ đầu mối.
Những hạn chế trong việc phát triển các kênh l−u thông hàng nông sản qua các chợ đầu mối trên đây, đến l−ợt nó lại làm cho vai trò của các chợ đầu mối trở nên mờ nhạt và không phát huy đ−ợc ảnh h−ởng của nó đối với sản xuất và tiêu thụ nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm.
Thứ t−, những tồn tại về cơ chế, chính sách liên quan đến việc thực hiện đầu t− xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chợ đầu mối nông sản hiện nay đã và đang làm chậm tiến trình hình thành, phát triển chợ đầu mối.
Thực trạng đầu t− xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chợ đầu mối nông sản trong những năm vừa qua, nh− đã nêu trên đây, bên cạnh những kết quả đạt đ−ợc cũng còn nhiều vấn đề tồn tại gây hạn chế đến quá trình hình thành, phát triển chợ đầu mối nông sản, nh−: Vấn đề qui hoạch và thực hiện qui hoạch các chợ đầu mối nông sản; Vấn đề hỗ trợ vốn đầu t− xây dựng của ngân sách nhà n−ớc trung −ơng và địa ph−ơng; Vấn đề huy động vốn đầu t− xây dựng.
Ngoài ra, nhiều tồn tại có liên quan khác đang làm chậm tiến trình thực hiện đầu t− xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các chợ đầu mối nông sản hiện nay, nh−: mức giá cả, ph−ơng án đền bù giải phóng mặt bằng để xây dựng chợ đầu mối nông sản; vấn đề thiết kế và xây dựng hệ thống giao thông hợp lý trong và ngoài khu vực chợ đầu mối;…
Những hạn chế, tồn tại trên đây phần lớn xuất phát từ những tồn tại trong cơ chế chính sách có liên quan. Mặc dù, trong những năm vừa qua, quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý ở n−ớc ta đã có nhiều tiến bộ, nh−ng vẫn còn nhiều bất cập. Nếu những bất cập trong cơ chế, chính sách không tiếp tục đ−ợc đổi mới sẽ vẫn là lực cản đối với tiến trình thực hiện đầu t− xây dựng cơ sở vật chất cho các chợ đầu mối nông sản trong những năm tới.
Thứ năm, xu h−ớng mở cửa thị tr−ờng trong n−ớc nói chung và thị tr−ờng dịch vụ nói riêng sẽ góp phần khắc phục tình trạng kém phát triển của các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói chung và kinh doanh hàng nông sản nói riêng ở n−ớc ta hiện nay. Tuy nhiên, xu h−ớng này cũng làm tăng sự lấn át của các loại hình khác đối với triển vọng phát triển kinh doanh của các chợ đầu mối nông sản.
Nh− đã nêu trên đây, thực trạng phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản ở n−ớc ta hiện nay vẫn còn khá mờ nhạt và thiếu vắng nhiều dịch vụ gắn liền với yêu cầu tổ chức kinh doanh ở qui mô t−ơng xứng với qui mô chợ đầu mối, nhất là chợ đầu mối cấp vùng. Sở dĩ có tình trạng này là do sự phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ phụ thuộc vào nhiều ph−ơng diện khác nhau có liên quan đến trình độ phát triển của phân công lao động, của sản xuất và kinh doanh, liên quan đến môi tr−ờng kinh doanh của các ngành dịch vụ và liên quan đến khả năng sẵn sàng cung ứng và giá cả của các dịch vụ đ−ợc cung ứng,… Xét trong điều kiện n−ớc ta hiện nay, tất cả những ph−ơng diện có liên quan này đều ch−a hoàn toàn đáp ứng đ−ợc yêu cầu phát triển của các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh.
Trong những năm tới, cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế n−ớc ta, đặc biệt là triển vọng gia nhập WTO với những cam kết về mở cửa thị tr−ờng, trong đó có thị tr−ờng dịch vụ sẽ là mang cơ hội phát triển tốt hơn
cho các hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, qua đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh tại các chợ đầu mối. Tuy nhiên, cùng với việc mở cửa thị tr−ờng trong n−ớc, sự tham gia của các nhà đầu t− n−ớc ngoài vào các loại hình th−ơng nghiệp khác nh− siêu thị, cửa hàng kinh doanh thực phẩm theo chuỗi. Các nhà đầu t− n−ớc ngoài, với khả năng v−ợt trội về trình độ tổ chức kinh doanh, cũng nh− về khả năng thực hiện các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh sẽ cạnh tranh và lấn át sự phát triển kinh doanh của các chợ đầu mối nông sản, nhất là tại các khu đô thị lớn.
Cuối cùng, những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực tổ chức và quản lý hoạt động tại các chợ đầu mối nông sản chậm đ−ợc giải quyết đang và sẽ là cản trở trực tiếp đối với yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của chợ.
Các chợ đầu mối nông sản với yêu cầu cao trong việc tổ chức kinh doanh hàng hoá, đ−ơng nhiên phải đ−ợc tổ chức và quản lý một cách phù hợp mới có thể đảm bảo cho sự phát triển của nó với t− cách là một cơ sở kinh doanh thực sự và có phần phức tạp hơn nhiều so với các cơ sở kinh doanh khác nh− các đại siêu thị, siêu thị hay các cửa hàng lớn. Tuy nhiên, trong thực tế, ngoài những tồn tại trong công tác quản lý Nhà n−ớc về các ph−ơng diện có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản, nh− đã nêu trong các mục 2.2 trên đây, việc tổ chức và quản lý hoạt động của đơn vị quản lý chợ cũng còn nhiều tồn tại cơ bản.
Theo ch−ơng III của Nghị định 02 qui định, việc kinh doanh khai thác và quản lý chợ đ−ợc tổ chức thực hiện trên cơ sở phân biệt theo ba hình thức đầu t−: Một là, chợ do Nhà n−ớc đầu t− hoặc hỗ trợ vốn đầu t− lớn (trong đó có chợ đầu mối nông sản); Hai là, chợ do Nhà n−ớc hỗ trợ đầu t− và có vốn đóng góp của các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Ba là, chợ do các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu t− xây dựng. Mô hình tổ chức quản lý chợ đ−ợc h−ớng dẫn cho cả ba hình thức đầu t− này là ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ. Trong đó, ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp có thu, tự trang trải các chi phí, có t− cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng tại kho bạc Nhà n−ớc. Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là doanh nghiệp đ−ợc thành lập, đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo qui định của pháp luật. Ngoài qui định này, Nhà n−ớc ch−a có những h−ớng dẫn cụ thể và kịp thời về mô hình tổ chức với các bộ phận chức năng và cơ chế vận hành của ban quản lý hay doanh nghiệp chợ. Gần đây, Bộ Th−ơng mại mới có Thông t− 06 h−ớng dẫn về xây dựng doanh nghiệp quản lý chợ và định h−ớng đến năm 2008 sẽ chuyển các đơn vị đơn vị quản lý chợ hiện nay sang mô hình doanh nghiệp quản lý chợ hay mô hình hợp tác xã.
Ngoài hạn chế cơ bản trên đây, trong thực tế, việc đảm nhận công tác tổ chức quản lý chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng th−ờng là những ng−ời ch−a đ−ợc đào tạo về quản trị kinh doanh nói chung và quản trị kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản nói riêng. Thêm vào đó, việc ch−a tách bạch rõ ràng giữa chức năng quản lý Nhà n−ớc đối với chợ và chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ở n−ớc ta hiện nay cũng đang và sẽ là những nguyên nhân gây hạn chế đến quá trình hình thành và phát triển các chợ đầu mối nông sản.
Ch−ơng 3
chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản
xuất nông nghiệp trọng điểm đến 2010
3.1. Những định h−ớng hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở n−ớc ta đến 2010