Thực trạng quản lý nhà n−ớc đối với các đối t−ợng tham gia kinh doanh trên chợ và chợ đầu mối nông sản

Một phần của tài liệu Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 61 - 64)

2 Diện tích đất trồng ngũ cốc đ−ợc tính trên cơ sở cộng diện tích đ−ợc sử dụng gieo trồng của mỗi mùa vụ Do đó, tổng diện tích đất trồng ngũ cốc ở những vùng gieo trồng hoặc

2.2.2. Thực trạng quản lý nhà n−ớc đối với các đối t−ợng tham gia kinh doanh trên chợ và chợ đầu mối nông sản

doanh trên chợ và chợ đầu mối nông sản

Hiện nay, ở n−ớc ta, các đối t−ợng tham gia kinh doanh (gọi chung là th−ơng nhân) trên chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng chủ yếu là các loại hình kinh tế t− nhân (các cá thể, hộ kinh doanh, doanh nghiệp t− nhân,…). Để tham gia kinh doanh trên chợ, các th−ơng nhân phải ký hợp

đồng mua quyền sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ với cơ quan quản lý chợ. Đồng thời, các th−ơng nhân tham gia kinh doanh trên chợ phải chấp hành “Nội quy chợ” do đơn vị quản lý chợ xây dựng trên cơ sở 9 điểm đ−ợc ghi tại khoản 1 điều 10 của Nghị định 02/NĐ-CP. Nội quy chợ, về thực chất, là việc cụ thể hoá những qui định hiện hành của pháp luật có liên quan đến việc quản lý chợ và quản lý các th−ơng nhân kinh doanh tại các chợ. Nhìn chung, các th−ơng nhân tham gia kinh doanh trên chợ và chợ đầu mối sẽ chịu sự quản lý nhà n−ớc trên các ph−ơng diện sau:

Tr−ớc hết, quản lý về đăng ký kinh doanh;

Việc cấp đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh hiện nay do cấp quận, huyện quản lý; doanh nghiệp và công ty t− nhân do cấp tỉnh, thành phố quản lý. Cụ thể, theo qui định hiện nay, cấp xã, ph−ờng có các nhiệm vụ, nh−: Giúp quận, huyện xác minh một số nội dung trong hồ sơ đăng ký kinh doanh của các hộ cá thể tr−ớc khi cấp đăng ký kinh doanh; Giải quyết các thủ tục hành chính cho các cá nhân, đơn vị có nhu cầu xin kinh doanh; Kiểm tra giấy phép đăng ký sản xuất - kinh doanh của các hộ kinh doanh cá thể; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức xử lý những ng−ời kinh doanh không có giấy phép, trái phép; Tạo điều kiện, tổ chức sắp xếp địa điểm cho những ng−ời buôn bán dịch vụ ở các chợ đ−ợc UBND quận, huyện phân cấp cho xã, ph−ờng quản lý. Đối với các hộ kinh doanh tại các chợ đầu mối nông sản, việc cấp đăng ký kinh doanh cũng do cấp quận, huyện thực hiện, nh−ng việc tổ chức sắp xếp các hộ kinh doanh trên chợ do cấp quản lý chợ thực hiện có thể là cấp quận, huyện hay tỉnh, TP thực hiện.

Thứ hai, quản lý về thu nộp thuế theo qui định;

Các th−ơng nhân tham gia kinh doanh trên chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản nói riêng là đối t−ợng quản lý của các cơ quan thuế địa ph−ơng. Các loại thuế phải nộp của các hộ kinh doanh trên chợ bao gồm:

Thuế môn bài và thuế GTGT + TNDN. Tình hình chung về công tác quản lý thu thuế của các hộ kinh doanh trên chợ ở n−ớc ta hiện nay, theo khảo sát thực tế tại Hà Nội cho thấy:

- Công tác quản lý các hộ kinh doanh trên chợ – đối t−ợng nộp thuế - còn để xảy ra các hiện t−ợng, nh−: Không thực hiện đăng ký mã số thuế, nhất là các hộ chỉ kinh doanh vào thời điểm buổi sáng và buổi tối, hộ kinh doanh thời vụ, vãng lai...; Hàng tháng không nộp tờ kê khai thuế; Xin nghỉ hoạt động để đ−ợc miễn thuế nh−ng thực tế vẫn kinh doanh bình th−ờng.

- Về quản lý doanh thu tính thuế và công tác kế toán hộ kinh doanh có các hiện t−ợng phổ biến là kê khai không đúng doanh thu thực tế, khai thấp giá bán và số l−ợng hàng bán, để ngoài sổ sách kế toán, ghi sai thuế suất,...

Về phía cơ quan quản lý thuế, cũng có tình trạng cán bộ thuế thoả hiệp với đối t−ợng nộp thuế để giảm bớt số thuế phải nộp thông qua việc xác định doanh thu, ấn định mức thuế khoán, xem xét miễn giảm thuế, cũng nh− việc áp giá tính thuế đối với hàng hoá tiêu thụ, áp dụng sai thuế suất (thấp hơn quy định) cho từng ngành nghề, mặt hàng.

- Công tác đôn đốc thu nộp thuế không kịp thời dẫn đến tình trạng các hộ kinh doanh th−ờng kéo dài thời gian nộp thuế.

Thứ ba; quản lý hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi tr−ờng, đảm bảo an toàn phòng chống cháy.

Việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà n−ớc theo yêu cầu quản lý đối với hoạt động của các chợ đang có sự chồng chéo về nội dung trong thanh tra, kiểm tra giữa bốn cơ quan: Thuế; Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị tr−ờng và Kiểm toán về chế độ tài chính kế toán. Bên cạnh đó, trong các lĩnh vực chuyên ngành khác cũng đang có sự chồng chéo. Điều này gây khó khăn cho kinh doanh và tạo sức ép tâm lý nặng nề đối với các hộ kinh doanh.

Nhận xét chung về quản lý Nhà n−ớc đối với các th−ơng nhân kinh doanh tại các chợ nói chung và chợ đầu mối nông sản hiện nay:

Quá trình đổi mới các chính sách của nhà n−ớc đối với khu vực kinh tế t− nhân thời gian qua đã có những tác động tích cực, khuyến khích sự phát triển của các hộ tham gia kinh doanh tại các chợ. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà n−ớc đối với các hộ tham gia kinh doanh trên chợ hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, nh−:

+ Các chợ th−ờng ch−a xây dựng nội quy chợ một cách đầy đủ, mà chủ yếu mới chỉ có nội quy về phòng chống cháy. Thực tế, ở n−ớc ta, trình độ nhận thức về các qui định pháp luật về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của các hộ còn nhiều hạn chế. Do đó, việc vận dụng và chấp hành những quy định của luật pháp và các chính sách vào hoạt động kinh doanh của các hộ kinh doanh tại các chợ còn yếu và mắc nhiều sai phạm.

+ Vấn đề phối hợp giữa đơn vị quản lý chợ với cơ quan cấp phép kinh doanh, cơ quan quản lý thu thuế và các cơ quan quản lý nhà n−ớc khác đối với hoạt động kinh doanh của các hộ trên chợ th−ờng không chặt chẽ. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nhiều hộ tham gia kinh doanh trên chợ lại không có giấy phép kinh doanh, tình trạng thất thu thuế, tình trạng mất vệ sinh, an toàn thực phẩm tại các chợ và chợ đầu mối nông sản.

+ Một trong những vấn đề đáng quan tâm hiện nay trong việc quản lý nhà n−ớc đối với các th−ơng nhân đang và sẽ tham gia hoạt động kinh doanh trên các chợ đầu mối là xác định rõ vai trò và chức năng của đơn vị quản lý

chợ. Theo Nghị định 02/NĐ-CP, các chợ đầu mối đ−ợc hỗ trợ vốn đầu t− xây dựng chợ sẽ do UBND tỉnh lựa chọn chủ thể khai thác và quản lý chợ. Do đó, đơn vị quản lý chợ đầu mối, một mặt “có trách nhiệm quản lý tài sản nhà n−ớc và các hoạt động trong phạm vi chợ…” (khoản 2 điều 8). Nh−ng mặt khác, với t− cách là đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị quản lý chợ lại tiến hành “tổ chức kinh doanh các dịch vụ chợ…” (điều 9). Nh− vậy, đơn vị quản lý chợ phải thực hiện đồng thời cả chức năng quản lý nhà n−ớc về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những vấn đề cần đ−ợc tách bạch mà đ−ờng lối đổi mới về kinh tế ở n−ớc ta hiện nay đã đề ra ngay từ những năm đầu của quá trình đổi mới. Nếu đơn vị quản lý chợ thực hiện chức năng quản lý kinh doanh chợ thì mối quan hệ với các th−ơng nhân đang hoạt động kinh doanh trên chợ sẽ có sự khác biệt so với việc thực hiện chức năng quản lý nhà n−ớc về chợ.

Một phần của tài liệu Những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm ở nước ta (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)