III. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước
hình thành cơ cấu công nông lâm nghiệp, dịch vụ hợp lý.
4.1. Giải pháp chung
Đổi mới công nghệ, thiết bị của các doanh nghiệp, phát triển
nhanh một số ngành có lợi thế, hình thành một số ngành mũi nhọn trong các lĩnh vực chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ, khai thác, chế biến dầu khí, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng.
Chú trọng đầu tư chiều sâu, mở rộng và áp dụng kỹ thuật mới để
nâng cao chất lượng sản phẩm, hạn giá thành, tạo sức cạnh tranh trên thị trường, tăng sản lượng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Hình thành các khu công nghiệp tập trung (bao gồm các khu chế
xuất và khu công nghệ cao) tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới – phát triển công nghiệp nông thôn, ven đô thị, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống để tạo việc làm nâng cao thu nhập và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông thôn.
4.1. Giải pháp chung
Đổi mới công tác kế hoạch hóa: cần cải tiến để hoàn thiện công tác điều
hành kế hoạch đầu tư hàng năm theo hướng, lập kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm (hoặc ít nhất là 3 năm). Mục tiêu của kế hoạch là xác định cho được hướng đi, bước đi, biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và
lãnh thổ, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm.
Quy định mức khống chế về thời gian cho loại dự án. Quy định số lượng
dự án tối đa được bố trí vào kế hoạch đầu tư hàng năm tương ứng với số vốn hạn mức được bố trí.
Về mặt tổ chức quản lý: tất cả các chương trình, dự án đầu tư đều phải
tuân thủ nghiêm ngặt trình tự đầu tư XDCB theo quy định. Đây là điều kiện tiên quyết đảm bảo quá trình đầu tư thực hiện thông suốt và có hiệu quả. Nâng cao chất lượng xây dựng thẩm định các dự án. Kiên quyết thực hiện đầu tư dứt điểm. Dù dự án đầu tư bằng bất cứ nguồn vốn nào cũng đều phải cân đối đủ vốn để hoàn thành dự án theo đúng tiến độ đã phê
duyệt trong dự án khả thi. Chấn chỉnh công tác quyết toán công trình hoàn thành.