Thực trạng quản lý ngân sác hở nước ta 2 Những bất cập trong chi đầu tư phát triển

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát (Trang 50 - 53)

III. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước

1.Thực trạng quản lý ngân sác hở nước ta 2 Những bất cập trong chi đầu tư phát triển

1.2. Những bất cập trong chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển còn bất cập do công tác lập kế hoạch chi đầu tư còn nhiều tồn tại: các văn bản pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước trong còn thiếu và chưa đồng bộ. Chất lượng một số dự án quy hoạch chưa cao, nhiều dự án quy hoạch chưa có tầm nhìn xa, nhất là các quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng. Nhiều quy hoạch còn mang tính chủ quan và cục bộ, ngành và địa phương chưa gắn với nghiên cứu nhu cầu của thị trường và khả năng đầu tư. Quy hoạch chưa được thương xuyên cập nhật, bổ xung và điều chỉnh kịp thời do đó nhiều quy hoạch lạc hậu, không phù hợp với thực tiễn. Nhũng tồn tại trong công tác quy hoạch là một trong những nguyên nhân làm cho việc lập kế hoạch chi đầu tư phát triển thiếu căn cứ chuẩn xác dễ dẫn đến quyết định đầu tư kém hiệu quả. Nhiều Bộ, ngành, địa phương quyết định đầu tư một số dự án còn mang tính cục bộ, địa phương. Quyết định đầu tư chưa gắn với khả năng của nguồn vốn thực hiện, vượt qua khả năng ngân sách. Còn tư tưởng trông nhờ vào nguồn vốn ngân sách, chưa quan tâm nhiều đến việc huy động các nguồn vốn khác, chưa kiên quyết cắt giảm các dự toán đầu tư hiệu quả không cao, chưa kiên quyết bố trí cho các dự án, công trình trọng điểm. Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập dự toán chi đầu tư phát triển chưa chặt chẽ dẫn đến dự toán chi đầu tư phát triển còn nhiều tồn tại, hạn chế.

1.2. Những bất cập trong chi đầu tư phát triển

Quy lập dự toán chi còn có sự tách rời giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển: các địa phương , các bộ và cơ quan trung ương lập dự toán chi NSNN phải lập riêng rẽ chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển . Đối với dự toán chi thường xuyên , các cấp ngân sách ,các đơn vị lập dự toán gửi cơ quan tài chính; đối với kinh tế chi đầu tư phát triển , kinh phí chương trình dự án các đơn vị lập dự toán gửi cơ quan kế hoạch đầu tư. Tại trung ương, chi đầu tư phát triển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập căn cứ vào quy hoạc phát triển kinh tế xã hội, nguồn vốn ngân sách hiện có và tình hình thực hiện các dự án đầu tư, việc phân bố ngân sách đầu tư cũng chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập phương án và trình Chính phủ để Chính phủ trình quốc hội. Bộ tài chính chủ yếu tập trung vào xây dựng dự toán chi tiêu hàng năm, tổng hợp kế hoạch chi đầu tư phát triển và chi thương xuyên trên cơ sơ đó thực hiện cân đối ngân sách, dự kiến mức bội chi và nguồn bù đắp.

1.2. Những bất cập trong chi đầu tư phát triển

Cách lập như vậy  gây phức tạp cho các cơ quan, đơn vị và địa phương. Để có được dự toán ngân sách và mức phân bổ ngân sách cho cấp mình, cơ quan mình, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải thực hiện đàm phán với hai cơ quan khác nhau chưa kể có sự tham gia của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và quản lý chương trình mục tiêu quốc gai. Mặt khác trong dự toán ngân sách thiếu vắng những khoản chi phục vụ cho việc duy tu, bảo dưỡng các công trình, các dự toán. Không hề có mối liên hệ chính thức nào giữa chương trình đầu tư công cộng từ NSNN và chi thường xuyên. Trong khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tập trung vào phê chuẩn các dự án đầu tư nhiều năm thì Bộ Tài chính lại tập trung vào ngân sách thương xuyên hàng năm mà không có sự tính toán đầy đủ các phí dài hạn. Trong điều kiện đó tất yếu dẫn đến các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng chưa được tính toán và

phân bố đầy đủ kinh phí duy tu, bảo dưỡng, kinh phí cho việc vận hành công trình…

 Những bất cập này đã dẫn đến tình trạng lạm pháp tăng cao, kéo dài trong thời gian gần đây, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2011 lạm phát đã vượt quá ngưỡng 2 con số là 12,24%.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát (Trang 50 - 53)