Như vậy nguồn thu được coi là bền vững là thuế và phí trong nước chỉ chiếm khoảng trên 40% tổng thu, một con số

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát (Trang 46 - 50)

III. Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước

Như vậy nguồn thu được coi là bền vững là thuế và phí trong nước chỉ chiếm khoảng trên 40% tổng thu, một con số

trong nước chỉ chiếm khoảng trên 40% tổng thu, một con số quá thấp. Nhu cầu chi cho đầu tư phát triển vẫn rất lớn trong khi nguồn thu lại khó tăng trong những năm tới khiến cho thâm hụt ngân sách hàng năm sẽ còn tiếp tục ở mức cao.

1.1 Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước

Nhiều ý kiến cho rằng, trong nhiều năm qua, việc thực hiện chính sách tài khóa lỏng lẻo đã khiến cho thâm hụt ngân sách của nước ta ngày càng tăng cao. Mức thâm hụt ngân sách không thể là 5% như cách tính của Chính phủ mà phải cao hơn (theo cách tính của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, mức bội chi NSNN phải là gần 7% GDP nếu tính cả khu vực dầu khí)

Theo đại diện của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, khi tính bội chi NSNN, Việt Nam cần phải tính một số nhiệm vụ chi hiện nay không cân đối vào NSNN như: đầu tư vốn theo nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của ODA; các hoạt động đầu tư do Ngân hàng phát triển Việt Nam hỗ trợ; cho vay bằng hình thức trái phiếu ưu đãi; chi đầu tư ngoài ngân sách (đầu tư các công trình giao thông và thủy lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ hay công trái giáo dục).... Cũng theo báo cáo của IMF mà chuyên gia tư vấn độc lập đưa ra tại Hội thảo, nếu tách rời khu vực dầu khí theo định nghĩa thâm hụt ngân sách của IMF thì bội chi NSNN của Việt Nam phải lên tới 14,5%, quá cao so với chuẩn thế giới.

1.1 Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước

Còn theo đánh giá của một chuyên gia đầu ngành Bộ Kế hoạch và đầu tư, trong 8 năm, tính từ năm 2001 đến nay, tốc độ tăng bội chi NSNN của Việt Nam là khá cao, ở mức 17 - 18%/năm. Chính mức bội chi NSNN tăng liên tục qua các năm với mức cao đã làm gia tăng lượng tiền trong lưu thông, khiến cho lạm phát ngày càng trầm trọng. Việc áp dụng chính sách tăng trưởng dựa vào đầu tư cao nhưng sử dụng đồng vốn ở khu vực nhà nước kém hiệu quả, cũng như thiếu sự phối hợp đồng bộ trong điều hành kinh tế vĩ mô thời gian qua khiến cho nền kinh tế đang phải đối mặt với tình trạng lạm phát và bất ổn vĩ mô như hiện nay.

Quốc hội vừa thông qua bội chi ngân sách nhà nước là 121 ngàn tỉ đồng, tương đương 5,3% GDP tính theo giá hiện hành của năm 2011. Điều này cũng hàm ý GDP theo giá hiện hành của năm 2011 sẽ là 2.275 ngàn tỉ, tăng khoảng 18% so với con số dự kiến tương ứng của năm 2010.

1.1 Thực trạng thu chi ngân sách nhà nước

Tăng trưởng của GDP theo giá hiện hành (GDP = tổngQxP) tương đương với tổng của tốc độ tăng sản lượng Q (tăng trưởng GDP theo giá so sánh hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế) và tốc độ tăng giá cả P (lạm phát). Như vậy xem ra mục tiêu tăng trưởng 7-7.5% và lạm phát 7% (cộng lại mới chỉ bằng 14.5%) có vẻ như mâu thuẫn với con số tăng trưởng GDP theo giá hiện hành 18% này.

Như vậy, giả sử tăng trưởng kinh tế năm sau đạt 7%, thì một trong hai khả năng có thể xảy ra: (1) hoặc là bội chi ngân sách sẽ là 5,3% GDP nhưng lạm phát sẽ cao hơn mức mục tiêu (7%) hoặc; (2) Lạm phát sẽ là 7% và bội chi ngân sách sẽ cao hơn. Rõ ràng, bội chi ngân sách cao và kiềm chế lạm phát là hai mục tiêu khó có thể đạt được đồng thời.

Một phần của tài liệu Phân tích mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và lạm phát (Trang 46 - 50)