Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 26 - 29)

dựng Tân Trường Sơn

1.3.2.1. Ma trận SWOT công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Trường Sơn

Ma trận SWOT là cách trình bày các điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội( Opportunities), đe doạ (Threats) trên các ô của một bảng cùng với sự kết hợp giữa chúng để đưa ra chiến lược cho tổ chức. Để lập một ma trận SWOT thì cần tiến hành qua các bước sau :

- Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh – S

- Bước 2: Liêt kê các điểm yếu – W - Bước 3: Liệt kê những cơ hội – O - Bước 4: Liệt kê những đe doạ - T

- Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả chiến lược S/O thích hợp

- Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội và ghi kết quả chiến lược W/O thích hợp.

- Bước 7: Kết hợp điểm mạnh và đe doạ và ghi kết quả chiến lược S/T thích hợp.

- Bước 8: Kết hợp điểm yếu và đe doạ và ghi kết quả chiến lược W/T thích hợp. Cụ thể với công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn điểm mạnh hiện nay của công ty là giá nhân công rẻ, lực lượng lao động trẻ giàu nhiệt

huyết, uy tín của công ty ngày một tăng và hiện công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.

Điểm yếu hiện nay của công ty là số vốn còn nhỏ, trình độ tay nghề của công nhân chưa đồng đều, marketing của công ty cũng chưa thực sự phát triển.

Từ bên ngoài, nền kinh tế mang lại cho công ty một số cơ hội như tình hình chính trị ổn định, kinh tế liên tục tăng trưởng với chính sách mở cửa của Nhà nước kéo theo nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng nhanh, công nghệ thông tin phát triển mạnh. Bên cạnh đó là những đe doạ như giá cả ngày càng cao, các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và thị trường ngày càng khốc liệt, nhu cầu tăng nhanh và thường xuyên thay đổi, hơn nữa tình trạng thiếu điện sản xuất hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của công ty ( trong tuần cứ một ngày có điện thì ngày sau bị cúp)

Bảng 1.5: Ma trận SWOT của công ty Tân Tường Sơn

Cơ hội (O)

- Chính trị ổn định - kinh tế tăng trưởng - CNTT phát triển

Đe doạ (T)

- Cạnh tranh khốc liệt - Giá tăng, thiếu điện - Nhu cầu thay đổi nhanh Điểm mạnh (S)

- Giá lao động rẻ

- Công nhân trẻ, năng động

- Uy tín cao, đạt ISO

S/O

- Mở rộng sản xuất - Ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng

S/T

- Nâng cao chất lượng sản phẩm

- Đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm

Điểm yếu (W) - Vốn ít

- Trình độ nhân công không đều

-Marketing chưa phát triển

- Phát triển sản phẩm chủ lực là cửa cuốn, cửa tự động

- Tích cực hoạt động Marketing

-Giữ vững thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm thị trường mới

1.3.2.2. Khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn Tân Trường Sơn

Khả năng cạnh tranh chính là khẳng chiếm lĩnh thị trường, bảo vệ thị trường thể hiện qua số lượng khách hàng thường xuyên và những khách hàng mới có của công ty cũng như giá trị lợi nhuận của thị trường đó. Khả năng cạnh tranh biểu lộ sức mạnh của công ty trên thương trường. Một doanh nghiệp co khả năng cạnh tranh cao là doanh nghiệp có thị phần lớn và ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng hoặc trong tương lai gần doanh nghiệp đó sẽ thực hiện được mục tiêu đó. Khả năng cạnh tranh là đại lượng thay đổi và nó phụ thuộc nhiều yếu tố.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn tuy là một doanh nghiệp trẻ hoạt động trong lĩnh vực khá mới mẻ tuy vậy đã tạo được cho mình một chỗ đứng khá tốt trên thị trường và được người tiêu dùng đánh giá cao. Với phương châm hoạt động là “chắc chắn, bền vững, chất lượng”, Công ty đã là bạn hàng của nhiều cơ quan đơn vị, cá nhân. Trên thị trường Hà nội hiện nay nhu cầu ngày một tăng cao và công ty cũng đã kịp chiếm cho mình một thị phần khá tốt, khoảng 20%. Công ty cũng đã và đang xúc tiến nhiều biện pháp quảng bá thương hiệu có hiệu quả như thiết lập trang wed riêng cho mình giới thiệu những sản phẩm của mình, tham gia nhiều hội chợ triển lãm về kiến trúc, thiết kế, xây dựng nội ngoại thất. Chính những hoạt động đó đã giúp tên tuổi của công ty ngày càng được nhiều người biết tới.

Hiện nay trên địa bàn Hà nội cũng có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh lắp đặt các hệ thống cửa, cổng như công ty Trang Anh ở trên đường Đại La, Tiến Thịnh trên đường Nguyễn An Ninh. Nổi bật còn có công ty TNHH Hữu Nghị , công ty Vượng Phát ở Mỹ Đình hay Xuân Lộc Thọ ở Cầu Diễn. Các công ty này có số năm hoạt động chưa cao nhưng cũng có thể coi là đối thủ của Tân Trường Sơn khi họ sử dụng chiêu thức giá rẻ để tiếp cận thị trường nhưng những sản phẩm của họ thường không có đủ độ bền cần thiết cũng như thẩm mỹ không sánh bằng của công ty Tân Trường Sơn.

Có thể nói khả năng cạnh tranh hiện tại cũng như trong tương lai của công ty cổ

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w