Quản lý và đầu tư nâng cao chất lượng toàn diện

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 49 - 50)

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:

 Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng nhất để quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

 Chất lượng tạo uy tín, danh tiếng và là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

 Tăng chất lượng sản phẩm tương đương với tăng năng suất lao động xã hội. Việc tăng chất lượng sản phẩm dẫn tới tăng giá trị sử dụng và lợi ích kinh tế - xã hội trên một đơn vị chi phí đầu vào, giảm lượng nguyên vật liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên, giảm những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động.

 Chất lượng làm tăng khả năng cạnh tranh về kinh tế của đất nước và góp phần khẳng định vị trí của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sản phẩm của công ty Tân Trường Sơn đã được các nhà chuyên môn và đông đảo khách hàng đánh giá cao về chất lượng nhưng trong giai đoạn mà công nghệ phát triển mạnh mẽ kèm theo những cải tiến giúp thay đổi chất lượng thì không một doanh nghiệp nào có thể bảo đảm rằng sản phẩm của mình là tốt mãi được, hơn nữa chất lượng là một đại lượng mang tính chủ quan của con người, không có chuẩn mực chung cho chất lượng. Một số điểm cần lưu ý như sau:

 Phải coi chất lượng là nhận thức của khách hàng. Mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng chính là mức độ chất lượng đạt được. Khách hàng là người đánh giá, xác định mức độ chất lượng đạt được chứ không phải là các nhà quản lý hay người sản

xuất. Công ty cần có những biện pháp tìm hiểu về những yêu cầu chất lượng của khách hàng và đáp ứng những yêu cầu đó trước các đối thủ cạnh tranh.

 Quản lý chất lượng phải quản lý ở mọi khâu của quá trình sản xuất, lắp đặt, từ khi nhập khẩu hay mua ngoài nguyên vật liệu cho đến khi thi công lắp đặt tại công trình, không để xảy ra tình trạng “chữa cháy” sẽ gây ảnh hưởng tới uy tín của công ty.đồng thời phải nhận thức rằng quản lý chất lượng là quản lý con người, lấy con người làm trung tâm. Mọi thành viên trong doanh nghiệp từ giám đốc, các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đến người lao động đều có vai trò và trách nhiệm về chất lượng sản phẩm.

 Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, ý thức tự giác, lòng nhiệt tình và khả năng trang bị kiến thức, phương tiện quản lý chất lượng. Do đó, có thể coi quản lý chất lượng toàn diện là việc biến quản lý chất lượng thành quá trình tự quản của mọi thành viên trong công ty. Vì vậy, để thực hiện được quản lý chất lượng toàn diện cần làm cho mọi thành viên ý thức được trách nhiệm của mình, được trang bị đầy đủ về kiến thức quản lý và gắn quyền lợi với chất lượng do mình làm ra. Khuyến khích, tạo điều kiện hình thành các tổ chức tự quản về chất lượng; đào tạo, trang bị những kiến thức và phương tiện đo lường, đánh giá chất lượng cho công nhân; động viên nâng cao lòng tự trọng, tự hào về chất lượng công việc của mình.

 Trong những năm tới để đảm bảo chất lượng luôn là yếu tố cơ bản mang sản phẩm của công ty tới nhà khách hàng công ty cần nghiên cứu những xu hướng về thị hiếu cũng như sự xuất hiện các vật liệu mới ưu việt hơn, những thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng từ đó tìm ra giải pháp đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (Trang 49 - 50)

w