Trong điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay thì giá cả vẫn là công cụ cạnh tranh quan trọng và không thể thiếu trong kinh doanh bất cứ mặt hàng nào, với bất cứ doanh nghiệp nào. Vì vậy những giải pháp trên cần có những bổ trợ về giá thông qua chính sách phân biệt giá.
Công ty nên áp dụng chính sách phân biệt giá , đây là chính sách khá linh hoạt nhằm khuyến khích khách hàng đến vơi công ty nhiều hơn và đánh bại các đối thủ khác.Công ty nên áp dụng theo những điểm sau:
Phân biệt giá theo khối lượng mua: Nên áp dụng chiết khấu theo một tỷ lệ phần trăm nào đấy theo khối lượng mà khách hàng sẽ mua. Người mua nhiều sẽ được chiết khấu nhiều hơn từ đó khuyến khích khách hàng mua với khối lượng lớn.
Phân biệt giá theo đối tượng khách hàng: Với khách hàng quen hoặc mua với khối lượng lớn nên được đáp ứng nhanh và nhiều dịch vụ hơn, được giảm giá tuỳ theo mức độ lâu năm và số lượng mua.
Phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán: Việc thu hồi nợ luôn là công việc tốn kén thời gian và nhân lực cung như hao tổn nhiều giá trị khác, đôi khi nó dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn của công ty ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh. Do đó để hạn chế tình trạng này công ty cần áp dụng phương thức giảm giá cho những khách hàng đại lý trả tiền sớm, đúng hạn. Giải pháp này khuyến khích khách hàng và các đại lý bán sản phẩm của công ty thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, ngăn chặn thất thoát vốn cho công ty.
Chính sách giá của một số sản phẩm không được quy định một cách cứng nhắc khi tung sản phẩm ra thị trường mà nó được xem xét lại một cách định kỳ trong suốt "vòng đời sản phẩm" tùy theo những thay đổi về mục tiêu của Công ty, sự vận động của thị trường và chi phí của Công ty, tùy theo chính sách của các đối thủ cạnh tranh, của thị trường và của chính bản thân công ty.
Trên đây là một số giải pháp cơ bản mà tác giả đưa ra hi vọng đóng góp vào quá trình cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn thông qua các hoạt động đầu tư.
KẾT LUẬN
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi doanh nghiệp và rộng hơn là mỗi quốc gia phải xác định việc nâng cao năng lực cạnh tranh của mình có ý nghĩa sống còn. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn là doanh nghiệp trẻ nhưng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Tuy nhiên, bước vào những năm tới khi mà có những sự thay đổi khi Việt Nam tham gia đầy đủ vào các tổ chức thương mại quốc tế và khu vực, sự cạnh tranh có nhiều phần gay gắt hơn, cả từ những doanh nghiêp trong nước và công ty quốc tế. Do vậy cần có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty nhằm giữ vững và phát triển thị phần, nâng cao uy tín cũng như sự phát triển của công ty trong giai đoạn mới.
Quá trình thực tập tại công ty Tân Trường Sơn giúp em có cơ hội tìm hiểu và nắm bắt được nhiều thông tin liên quan tới thị trường các sản phẩm cửa, cổng nói riêng và các sản phẩm trong ngành xây dựng và nội thất nói chung đồng thời thấy sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành. Do vậy em thực hiện đề tài “Thực trạng và giải pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn” với mục đích nghiên cứu một cách thấu đáo về thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ở công ty và đưa ra một số giải pháp vừa có tính cấp bách vừa mang tính lâu dài đối với hoạt động của công ty. Hi vọng trong tương lai công ty sẽ hoạt động ngày càng hiệu quả và thu được nhiều thành công hơn nữa trên thị trường.
Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty Tân Trường Sơn cùng sự chỉ bảo tận tình của Thầy Vũ Kim Toản đã giúp em hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Giáo trình Kinh tế đầu tư - Bộ môn kinh tế đầu tư / NXB Thống Kê - 2004. 2- Giáo trình Lập dự án đầu tư - Bộ môn kinh tế đầu tư / NXB Thống Kê- 2005. 3- Giáo trình Marketing – Khoa Marketing / NXB Thống Kê – 2004.
4- Giáo trình Khoa học quản lý – Khoa Khoa học quản lý / NXB
5- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hoá - Trần Sửu / NXB Lao Động – 2006.
6- Sản xuất và cạnh tranh - Phạm Côn Sơn / NXB Phương Đông / 2005. 7- Luật doanh nghiệp và các văn bản thi hành.
8- Dự án xây dựng nhà máy ở Thường Tín – Hà Tây của công ty Tân Trường Sơn.
9- Báo cáo tài chính công ty Tân Trường Sơn năm 2004, 2005, 2006. 10-Website www.tantruongson.com
11-Website www.germandoor.vn
12- Các bảng số liệu do công ty cung cấp.