Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (Trang 88 - 93)

2003 Kim ngạch 287,7 169,5 Tỷ trọng (%)62,9237,08

3.2.3.3. Chính sách hỗ trợ và đào tạo nguồn nhân lực

Hàng năm, ngành dệt may thu hút trên 2 triệu lao động song nguồn lao động trong quá trình sản xuất là vấn đề gặp nhiều khó khăn của ngành dệt may. Lao động trong ngành dệt may chủ yếu là lao động phổ thông và có trình độ tay nghề thấp, lương nhân công thấp, tình trạng đình công thường

xuyên xảy ra, sự dịch chuyển nguồn lao động qua các vùng thiếu sự đồng bộ, quy hoạch là yếu tố làm giảm năng lực sản xuất của ngành dệt may hiện nay. Trong khi đó, dệt may lại là một ngành xuất khẩu có kim ngạch lớn, tiềm năng và là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Vì vậy, để phát triển ngành dệt may Việt Nam trở thành một ngành công nghiệp hiện đại, đóng góp lớn vào quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới đòi hỏi nhà nước cần có một chính sách nguồn nhân lực hợp lý. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước nên áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giúp doanh nghiệp hạn chế sự ứ đọng về tiền ở cơ quan thuế, thực hiện tốt chính sách tiền lương tiền thưởng từ đó nâng cao mức lương cho người lao động phù hợp với mức sống hiện tại. Bên cạnh đó, nhà nước nên có chính sách hỗ trợ người lao động thông qua việc quy hoạch các khu công nghiệp nhà máy hợp lý, xây dựng và có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà cho công nhân thuê với giá ưu đãi đồng thời tìm hiểu về nguyện vọng và nhu cầu người lao động nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân từ đó giảm thiểu rủi ro về đình công, bỏ việc, hạn chế sự dịch chuyển nguồn lao động sang các ngành khác, tạo sự gắn kết giữa công nhân và doanh nghiệp.

Trong tương lai, nhu cầu về tạo mốt sẽ trở thành xu hướng chính trong ngành dệt may là yếu tố cạnh tranh của sản phẩm. Vì vậy, để có một chiến lược phát triển lâu dài cho ngành dệt may nhà nước cần tiến hành nâng cấp các trường đào tạo và thiết kế mẫu mốt, trường đào tạo nghề để có lực lượng lao động tốt và có đội ngũ thiết kế theo kịp thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cần có chính sách liên kết với các trường và tổ chức đào tạo nước ngoài để nâng cao trình độ sản xuất trong nước.

Nhìn chung, để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực dồi dào có chất lượng cao phục vụ cho hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt

Nam, nhà nước và các doanh nghiệp cần thực hiện đồng bộ các biện pháp từ đào tạo nghề, kỹ năng thực hành máy, các nhà thiết kế mẫu, thiết kế công nghiệp ( thiết kế nguyên liệu vải sợi) cho đến công tác quản lý và tổ chức sản xuất trên các dây chuyền, chăm lo nâng cao đời sống công nhân.

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh xuất khẩu là một vấn đề quan trọng của mỗi quốc gia và doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra một cách gay gắt đã đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Hoạt động thúc đẩy xuất khẩu giữa vai trò quan trọng trong quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và tạo đà cho sự phát triển kinh tế.

Quá trình thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may trong những năm qua đã đạt được những thành công lớn đưa dệt may trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất Việt Nam nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức cần phải giải quyết. Trưởng thành từ một Công ty Nhà nước, Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không đã từng bước khẳng định mình trong hoạt động xuất khẩu dệt may với kim ngạch ngày càng tăng cao, thị trường ngày càng mở rộng. Đứng trước những thách thức của sự phát triển và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế về sự cạnh tranh từ công nghệ sản xuất, yếu tố chất lượng sản phẩm… đã cho thấy hoạt động xuất khẩu dệt may của Công ty còn nhiều hạn chế về thị phần và hoạt động xúc tiến thương mại. Những hạn chế của Công ty xuất phát chủ yế từ những nguyên nhân về: thiếu nguyên phụ liệu cho quá trình sản xuất, giá trị gia công thấp, chất lượng các sản phẩm chưa cao, chưa có sự đầu tư cho hoạt động thiết kế thời trang, trình độ của đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng được hết các yêu cầu… Đây sẽ là những khó khăn và thách thức rất lớn đặt ra đối với Công ty trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tìm hiểu phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, bài luận văn đã đề xuất được một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Cổ phần Cung ứng Dịch vụ Hàng Không. Trong đó, các giải pháp về phía Công ty được đề xuất

tập trung vào các vấn đề: nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động tìm kiếm mở rộng thị trường và đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm. Các giải pháp về phía nhà nước chủ yếu đi sâu vào các vấn đề: phát triển nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may, hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực.

Hy vọng rằng, trong tương lai Công ty Cổ phần Cung ứng dịch vụ Hàng không sẽ luôn phát triển, kinh doanh một cách hiệu quả, trở thành một công ty xuất khẩu dệt may uy tín, thành công và tạo lập được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w