Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (Trang 47 - 49)

- Công nghiệp phụ trợ của ngành dệt may Việt Nam hiện quá yếu. Lâu nay Việt Nam vẫn chưa chủ động được nguồn cung cấp với giá cả hợp lý, ổn định và sẵn có để phục vụ sản xuất và gia công xuất khẩu. Ngành dệt may hiện phải nhập khẩu hầu hết nguyên phụ liệu cho sản xuất: nhập khẩu bông là 90%, xơ sợi tổng hợp nhập gần 100%, hóa chất thuốc nhuộm và máy móc thiết bị nhập gần 100%, vải 70%, sợi trên 50%, phụ liệu may khoảng 50% từ Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Không, chỉ có một lượng nhỏ là nguyên liệu trong nước song chi phí khá cao tác động lớn tới khả nảng cạnh tranh của sản phẩm dệt may xuất khẩu. Mặc dù, trong những năm gần đây Việt Nam đã tăng dần tỷ lệ nội địa hóa trong hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng dệt may để tăng giá trị nhưng thực tế cho thấy Việt Nam đang khó khăn lớn trong vấn đề này khi ngành trồng bông và dệt hiện nay không được tái đầu tư nhiều do lợi nhuận xuất khẩu hàng dệt may không cao.(Nguồn: Trung tâm thông tin thương mại – Bộ Công thương)

- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là gia công nên hiệu quả xuất khẩu chưa cao, giá trị gia tăng thấp. Theo tính toán của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt mức cao nhất từ trước

đến nay song để xuất khẩu được 7,78 tỷ USD dệt may năm 2007 thì các doanh nghiệp trong ngành phải chi trên 5 tỷ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho quá trình sản xuất. Do đó, giá trị thực mà ngành dệt may tạo ra còn hạn chế, chỉ chiếm khoảng 25 -30% kim ngạch xuất khẩu. (Nguồn:Sài Gòn giải phóng tháng 1/2008). Điều này cho thấy ngành dệt may Việt Nam phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng đặc biệt là Việt Nam được đánh giá là có những một số thuận lợi lớn trong hoạt động xuất khẩu dệt may như: đa số các doanh nghiệp đều có trình độ công nghệ ở mức trung bình khá so với khu vực và thế giới; tốc độ đổi mới công nghệ của ngành cao; năng lực cạnh tranh của ngành tốt; lực lượng lao động dồi dào, năng suất, tay nghề tốt... là những ưu thế nổi bật để ngành dệt may phát triển.

- Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu gia công xuất khẩu, xuất khẩu qua trung gian nên khả năng tiếp cận với kênh phân phối thấp và tính chủ động trong hoạt động xuất khẩu bị hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào mẫu mã, kiểu dáng của nước ngoài. Do đó, các hợp đồng gia công của doanh nghiệp thường thực hiện một cách tràn lan, chạy theo lợi nhuận, không có chiến lược phát triển lâu dài, hiệu quả thấp. Số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu hàng dệt may rất lớn nhưng còn tồn tại tình trạng doanh nghiệp vẫn còn lung túng hay chưa xác định được mặt hàng, thị phần phù hợp với điều kiện hoạt động của mình.

- Cơ cấu thị trường xuất khẩu mất cân đối, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ. Hiện nay, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào Mỹ mới chiếm khoảng 3,26% tổng hàng nhập khẩu của Mỹ và đứng thứ tư sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước. Đây sẽ là một rủi ro lớn cho hàng dệt may của Việt Nam khi tập trung quá nhiều vào thị trường Mỹ trong bối cảnh Mỹ đang áp dụng cơ

chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam với 5 nhóm hàng nhạy cảm nằm trong danh mục kiểm tra là quần tây, áo sơ mu, đồ lót, đồ bơi và áo len. Cơ chế này sẽ ảnh hưởng đáng kể tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường này và làm cản trở các kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực các doanh nghiệp dệt may trong nước và ngoài nước, ngăn cản các khách hàng vào đặt hàng tại Việt Nam. Do đó, trong thời gian tới Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường như EU, Nhật Bản…để giảm thiểu rủi ro.

Một phần của tài liệu THỰC TIỄN CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CUNG ỨNG DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG (Trang 47 - 49)