Bảng 10 Kết quả hoạt động tự doanh trái phiếu của Agriseco

Một phần của tài liệu Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 57)

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Khối lượng giao dịch (triệu trái phiếu)

10,25 104,17 76,29 176,44

Giá trị giao dịch 1.068,20 10.811,29 11.500,66 18.174,12 Giá trị danh mục đầu tư 1.003,23 1.009,34 1.111,30 461,79 - Trái phiếu niêm yết 1.003,23 907,28 1.102,78 291,28

- Trái phiếu chưa niêm yết

- 102,06 8,52 170,51

Lợi nhuận 1,73 2,91 5,93 19,79

Tốc độ tăng lợi nhuận 68,2% 103,8% 233,7%

(Nguồn: Agriseco)

Biểu đồ 6 Giá trị giao dịch trái phiếu của Agriseco giai đoạn 2003-2006

Quy mô hoạt động tự doanh trái phiếu tăng trưởng nhanh, rõ rệt, thể hiện ở doanh số hoạt động tự doanh trái phiếu của Agriseco vô cùng lớn và tăng liên tục trong giai đoạn 2003-2006, từ 1.068,20 tỷ đồng đến 18.174,12 tỷ đồng, doanh số năm 2006 gấp 17 lần doanh số năm 2003. Năm 2004, có sự nhảy vọt trong doanh số , doanh số tự doanh trái phiếu lớn gấp 10 lần so với năm 2003.

Về danh mục đầu tư, trái phiếu niêm yết chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần so với trái phiếu chưa niêm yết, đặc biệt năm 2005 giá trị trái phiếu niêm yết chiếm tới 99% danh mục đầu tư. Sự mất cân đối này đã được thay đổi vào năm 2006, trái phiếu niêm yết còn chiếm 63% gái trị danh mục đầu tư. Đó là do vào năm 2006, công ty đã bán bớt số trái phiếu niêm yết nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư, đồng thời thu về số lợi nhuận lớn hơn hẳn so với các năm trước.

Lợi nhuận do tự doanh trái phiếu mang lại luôn tăng trưởng với tốc độ cao, trung bình là 118,4%/năm. Riêng năm 2006, lợi nhuận đạt 19,79 tỷ đồng bỏ xa mức 5,93 tỷ đồng của năm 2005. Điều này cho thấy tự doanh trái phiếu là một thế mạnh của Agriseco, mang lại nhiều lợi nhuận, công ty

cần khai thác thế mạnh này, trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu.

Hoạt động tự doanh trái phiếu đã khẳng định được thế mạnh của mình trong hoạt động tự doanh chứng khoán của Agriseco.

4.3 Hoạt động Repo, Rerepo

Tháng 5/2003, lần đầu tiên trên TTCK Việt Nam, Agriseco đã đưa ra các nghiệp vụ Repo (Repurchase agreement) và Rerepo (Reverse Repo). Xét về căn bản Repo và Rerepo, dưới tên gọi Mua bán có kỳ hạn, thực chất là hoạt động huy động và cho vay có đảm bảo bằng chứng khoán. Ban đầu, tài sản đảm bảo chỉ là trái phiếu Chính phủ, sau mở rộng ra đảm bảo bằng trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Khi thực hiện nghiệp vụ Repo, Agriseco ký hợp đồng bán chứng khoán với khách hàng theo một mức giá nhất định, đồng thời cam kết mua lại số chứng khoán đó sau một khoảng thời gian xác định..Giá mua lại được tính bằng giá bán cộng thêm phí sử dụng vốn trong thời gian đó. Trong hợp đồng Repo, người bán chứng khoán vẫn được nhận các khoản lợi từ chứng khoán (cổ tức hay trái tức) trong suốt thời hạn hợp đồng. Nghiệp vụ Rerepo cũng được thực hiện tương tự như vậy song ở chiều ngược lại, bên mua chứng khoán là Agriseco chứ không phải khách hàng.

Việc triển khai 02 nghiệp vụ này đã mang lại lợi ích cho Agriseco trên nhiều mặt:

Thứ nhất, hình thành nên một nguồn vốn quan trọng cho hoạt động kinh doanh của công ty (vốn huy động qua repo chiếm tới 44% tổng vốn huy động của năm 2006 – chi tiết tham khảo tại mục 3.2 trên đây).

Thứ hai, đảm bảo được lãi suất huy động vốn thấp (bình quân 8,2%/năm) trong điều kiện lãi suất thị trường tăng nhanh ở mức cao, từ đó

thu được chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra lớn, tạo lợi nhuận cao cho công ty.

Thứ ba, gia tăng tính thanh khoản cho số chứng khoán mà Agriseco đã đầu tư, đặc biệt là trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu công ty, vốn chưa được niêm yết và giao dịch rộng rãi trên thị trường.

Thứ tư, thu hút được nhiều khách hàng cá nhân đến với Agriseco, thúc đẩy hoạt động môi giới phát triển. Nhờ nguồn vốn dồi dào sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thủ tục đơn giản và lãi suất cạnh tranh, lượng khách hàng đến mở tài khoản và giao dịch tại Agriseco ngày một tăng. Bên cạnh đó Agriseco cũng xây dựng được mối quan hệ với các khách hàng là tổ chức kinh tế lớn, tạo điều kiện triển khai các nghiệp vụ khác như môi giới, tư vấn tài chính, bảo lãnh phát hành… với đối tượng khách hàng giàu tiềm năng này.

Thứ năm, góp phần khẳng định vị thế của Agriseco trên thị trường, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu.

Đến nay Repo và Rerepo đã trở thành 2 nghiệp vụ mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Agriseco.

Bảng 11 Kết quả hoạt động Repo và Rerepo

Một phần của tài liệu Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 57)