Bảng 7 Chi tiết nguồn vốn vay của Agriseco

Một phần của tài liệu Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006

Vốn vay ngân hàng mẹ 968,4 817,1 1.396 3.260

Vốn vay các ngân hàng khác 60 45 190 307,9

Huy động qua Repo 0 148 143 2.830

Tổng vốn huy động 1.028,4 1.010,1 1.729 6.397,9

(Nguồn: Agriseco)

Biểu đồ 4 Nguồn vốn vay của Agriseco giai đoạn 2003-2006

Đơn vị: Tỷ đồng 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 2003 2004 2005 2006 T y đ o n g

Không chỉ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Agriseco, mà về số lượng tuyệt đối, nguồn vốn vay cũng liên tục tăng qua các năm. Lượng vốn vay năm 2005 tăng 71,2% so với năm 2004, lượng vốn vay năm 2006 tăng 270% so với năm 2005 và gấp 6,3 lần năm 2004. Trong đó vay từ ngân hàng mẹ vẫn là chủ yếu, trung bình chiếm 76,7% tổng lượng vốn vay.

Những năm đầu hoạt động, như năm 2003 thì tỷ trọng vốn vay từ ngân hàng mẹ trên tổng vốn vay là 94%. Năm 2004, hoạt động Repo góp phần huy động vốn cho Agriseco nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao, ở mức 15%. Tiến tới năm 2006 khi nghiệp vụ Repo được triển khai ngày một hiệu quả hơn làm tăng tỷ trọng vốn huy động từ hoạt động Repo từ 8% năm 2005 lên 44% vào năm 2006, làm giảm bớt sự phụ thuộc về vốn của Agriseco vào ngân hàng mẹ. Để minh họa rõ cho sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn vay của Agriseco, ta xem xét biểu đồ sau

Biểu đồ 5 Cơ cấu nguồn vốn vay của Agriseco 2003-2006

Vay NH me 94% Vay NH khác 6% Năm 2003 Vay NH me 81% Vay NH khác 4% Repo 15% Năm 2004

Vay NH me 81% Vay NH khác 11% Repo 8% Năm 2005 Vay NH me 51% Vay NH khác 5% Repo 44% Năm 2006

Nguồn vốn vay được Agriseco huy động từ các kênh sau:

Vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam . Ngân hàng mẹ luôn là chỗ dựa tài chính vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Agriseco. Tuy không ưu đãi lãi suất, nhưng mỗi năm NHNo&PTNT VN đều dành cho Agriseco một hạn mức tín dụng nhất định, không cần tài sản thế chấp. Khi cần vốn kinh doanh, Agriseco có thể ký kết hợp đồng vay vốn trong phạm vi hạn mức đã được phê duyệt. Khi có tiền nhàn rỗi, Agriseco ngay lập tức trả nợ. Cơ chế rút vốn khá linh hoạt này đã hỗ trợ rất tích cực cho hoạt động kinh doanh của Agriseco trong những năm qua.

Dư nợ của Agriseco đối với NHNo&PTNT VN gồm 3 loại kỳ hạn: dài hạn (10-15 năm), trung hạn (3-5 năm) và ngắn hạn (dưới 1 năm).

Vay các Ngân hàng thương mại khác. Không ỷ lại vào nguồn vốn vay từ NHNo&PTNT VN , Agriseco vẫn tích cực tìm kiếm các khoản vay từ các ngân hàng thương mại bên ngoài. Mặc dù thời hạn các khoản vay này không dài, lại đòi hỏi có tài sản thế chấp nhưng lãi suất lại tương đối thấp, làm giảm đáng kể chi phí huy động vốn bình quân của Agriseco.

Tuy nhiên gần đây Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách mới gây nhiều tranh cãi (Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/01/2007), chủ trương hạn chế nguốn tiền từ hệ thống ngân hàng chuyển sang kinh doanh chứng khoán bằng cách ngăn cấm các ngân hàng thương mại cho vay các CTCK trực thuộc, đồng thời quy định bắt buộc có tài sản thế chấp đối với những khoản cho vay các CTCK khác. Đây là một đòn giáng mạnh vào hoạt động của Agriseco, gây thiệt hại nặng nề về quy mô danh mục đầu tư, tổng tài sản, doanh thu cũng như lợi nhuận.

Vay vốn qua nghiệp vụ Repo. Nắm trong tay lượng trái phiếu lớn, Agriseco ký các hợp đồng mua bán có kỳ hạn (Repo) với các tổ chức kinh tế và cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi. Thực chất, đây là hoạt động vay vốn với tài sản cầm cố là trái phiếu nhưng được thực hiện dưới hình thức giao dịch mua bán chứng khoán. Thời hạn của mỗi hợp đồng repo cũng rất linh hoạt, có thể kéo dài từ 2 tuần đến 12 tháng. Việc gối đầu liên tục nhiều nguồn vốn ngắn hạn giúp cho Agriseco có được nguồn vốn dài hạn phục vụ cho hoạt động tự doanh của mình. Tuy nhiên việc quản lý dòng tiền lại khá phức tạp do có nhiều hợp đồng Repo, các hợp đồng này lại không khớp nhau về giá trị cũng như thời gian đáo hạn.

Vay vốn qua nghiệp vụ Repo là một phương thức huy động vốn thành công của Agriseco, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng huy động vốn của công ty (2003 chưa xuất hiện, 2004 là 15% và đến năm 2006 tỷ trọng này đã là 44%). Áp dụng phương thức này, Agriseco đa dạng hoá được nguồn vốn của mình, tránh phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng để tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên nguồn vốn huy động qua nghiệp vụ Repo không phải vô tận. Nó bị giới hạn bởi chính lượng tài sản mang ra thế chấp để vay vốn, tức là số lượng trái phiếu mà Agriseco nắm giữ.

Trong thời gian tới, lượng vốn vay của Agriseco chắc chắn sẽ phải giảm so với trước do Bộ Tài Chính đã quy định tỷ lệ tổng nợ của công ty

chứng khoán không đươc vượt quá 6 lần vốn chủ sở hữu (điều 27 khoản 1 Quyết định 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007). Đây sẽ là một trở ngại lớn đối với Agriseco trong việc đảm bảo nguồn vốn để mở rộng kinh doanh.

4- Kết quả hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty TNHH Chứng khoán

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

4.1 Hoạt động tự doanh cổ phiếu

Đến tháng 04/2003, Agriseco mới bắt đầu triển khai tự doanh cổ phiếu. TTCK lúc này còn ảm đạm, thiếu cả hàng hoá và khách hàng. Mục tiêu của Agriseco lúc đó là thí điểm tự doanh cổ phiếu trong thời hạn 01 năm, chú trọng việc xây dựng quy trình nghiệp vụ, bảo toàn vốn, không đặt cao chỉ tiêu lợi nhuận. Tổng vốn đầu tư dành cho tự doanh cổ phiếu chỉ là 2 tỷ. Kết quả là Agriseco đã xây dựng được danh mục đầu tư gồm 5 loại cổ phiếu niêm yết, thu về 117 triệu đồng lợi nhuận.

Sang năm 2004, khi kết thúc giai đoạn thí điểm, Agriseco tiếp tục rót thêm 16 tỷ nữa cho hoạt động tự doanh. Danh mục đầu tư cuối năm 2004 đã bao gồm 10 loại cổ phiếu niêm yết và 3 cổ phiếu chưa niêm yết, lợi nhuận thu được là 362 triệu đồng.

Hoạt động tự doanh cổ phiếu năm 2005 của Agriseco hầu như không có dấu ấn nào đáng kể. Danh mục đầu tư vẫn được duy trì từ năm 2004, có chăng là một vài giao dịch cổ phiếu niêm yết nhằm khắc phục lỗi của hoạt động môi giới. Lợi nhuận thu được là 1,67 tỷ đồng, chủ yếu do cổ tức mang lại.

Năm 2006 là năm TTCK Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, giá trị giao dịch tăng vọt, giá cả cổ phiếu tăng lên mỗi ngày làm cho thị trường sôi động hơn bao giờ hết. Tuy vậy hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco vẫn hết sức trầm lắng. Giá trị danh mục cổ phiếu chưa niêm yết lên 10,61 tỷ. Giá trị danh mục cổ phiếu niêm yết cũng tăng thêm 4,7 tỷ,

nhưng không phải do đầu tư mới mà là kết quả của việc cổ phiếu SCD (đầu tư trên thị trường OTC từ năm 2004) được đưa lên niêm yết trên Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Lợi nhuận vì vậy cũng chỉ dừng lại ở mức 1,99 tỷ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco mới phát triển ở mức hết sức hạn chế, quy mô quá nhỏ so với các hoạt động tự doanh khác. Đây lại chính là hoạt động có tỷ suất sinh lời cao mà Agriseco lại chưa tập trung phát triển, đây là một hạn chế còn tồn tại trong hoạt động tự doanh của Agriseco

Bảng 8 Kết quả hoạt động tự doanh cổ phiếu của Agriseco

Một phần của tài liệu Hoạt động tự doanh chứng khoán tại Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Việt Nam - Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 52)